Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Chương trình MTQG phát triển Kinh tế - Xã hội
vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi
giai đoạn 2021-2030

Các chợ dân sinh ở miền núi nghệ an: Thờ ơ trong phòng, chống dịch

Minh Thứ - 20:48, 03/04/2020

Trong vòng 15 ngày, kể từ ngày 1/4 là khoảng thời gian vàng để quyết định thành bại trong cuộc chiến chống dịch bệnh Covid-19. Nếu không thực sự cần thiết thì không ra ngoài đường; nếu ra ngoài thì phải tuân thủ tuyệt đối việc đeo khẩu trang, tránh tiếp xúc gần… Thế nhưng, tại các chợ truyền thống ở một số địa phương miền núi Nghệ An, người dân vẫn còn thờ ơ với yêu cầu này.

Các tiểu thương ở chợ đầu mối huyện Anh Sơn vẫn thờ ơ với công tác phòng, chống dịch Covid-19.
Các tiểu thương ở chợ đầu mối huyện Anh Sơn vẫn thờ ơ với công tác phòng, chống dịch Covid-19

Là trung tâm chợ đầu mối giao thương của huyện Tương Dương, nhưng theo quan sát của phóng viên (ngày 1/4), các hoạt động mua bán ở chợ thị trấn Hòa Bình vẫn diễn ra bình thường. Đặc biệt, ở đây có rất nhiều tiểu thương và người dân đi chợ đều “3 không”: Không đeo khẩu trang, không vệ sinh sát khuẩn, không thực hiện khoảng cách tiếp xúc tối thiểu 2m.

Chị Vi Thị Hải, một người dân thị trấn Hòa Bình, cho biết: “Nghe trên tivi, đài báo nói nhiều, nhưng ở huyện chúng tôi chưa ai bị dịch nên vẫn yên tâm. Hàng hóa ở chợ họ bày bán được thì chúng tôi vẫn đi mua được”.

Các tiểu thương ở chợ thị trấn Hòa Bình cũng rất thờ ơ trong việc phòng, chống dịch. Chị Vi Thị Hòe một tiểu thương bán hàng tạp hóa ở chợ thị trấn Hòa Bình cho hay: “Đeo khẩu trang không quen nên khó chịu lắm. Chúng tôi quen nhau rồi, ai bị bệnh, ốm đau đều biết cả, nên không cần thiết phải đeo khẩu trang”.

Việc chủ quan và thờ ơ với dịch bệnh Covid-19 cũng diễn ra ở nhiều chợ nông thôn và miền núi của tỉnh Nghệ An. Tại chợ trung tâm huyện Anh Sơn có hàng trăm ki ốt kinh doanh các mặt hàng, nhưng số người đeo khẩu trang khi tham gia mua bán chỉ đếm trên đầu ngón tay.

Chị Phạm Thị Hòa, một người dân ở thị trấn Anh Sơn cho biết: “Dịch ở đâu chứ vùng này đã thấy đâu. Nghe chính quyền và người dân nói nhiều nhưng vì trên địa bàn chưa có người nhiễm nên cũng chẳng phải lo mấy”.

Sự chủ quan của các tiểu thương và người dân trước đại dịch này còn lan xuống nhiều chợ khu vực nông thôn các huyện vùng đồng bằng. Như tại chợ Dinh ở xã Hoa Thành, huyện Yên Thành; chợ mỗi tháng có 4 phiên họp, mỗi phiên chợ tập trung hàng ngàn người đến đây trao đổi hàng hóa, buôn bán. Tuy nhiên, qua quan sát số người treo khẩu trang và thực hiện các biện pháp phòng dịch rất hạn chế.

Theo ông Nguyễn Văn Đức, Chủ tịch UBND xã Hoa Thành, xã thường xuyên tuyên truyền về phòng, chống dịch cho người dân và các tiểu thương, nhưng vì lượng người tham gia buôn bán trao đổi hàng hóa đông nên khó kiểm soát hết. “Hôm nay là phiên họp chợ cuối, từ ngày 2/4 chúng tôi sẽ cấm chợ theo chỉ đạo”, ông Đức cho biết.

Ông Phan Văn Tuyên, Chủ tịch UBND huyện Yên Thành khẳng định: “Chính quyền huyện đã quán triệt các vấn đề về chống dịch theo sự chỉ đạo của tỉnh và Trung ương đến các địa phương. Địa phương nào thực hiện không nghiêm túc, lãnh đạo nơi đó phải chịu trách nhiệm, nếu để xảy ra sự lây lan dịch bệnh thì huyện có biện pháp xử lý kỷ luật”.

Trao đổi qua điện thoại với ông Bùi Đình Long, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An, chúng tôi được biết, hiện nay tỉnh đang cách lý hàng ngàn người ở các điểm cách ly tập trung khác nhau. Nguy cơ tiềm ẩn dịch lây lan ở các chợ nông thôn và miền núi là rất lớn. Việc này tỉnh cũng đã có chỉ đạo lãnh đạo các địa phương, sẽ hành động quyết liệt, với quyết tâm không để dịch bùng phát.

Tin cùng chuyên mục
Cà Mau: Chú trọng thực hiện hiệu quả Chương trình MTQG 1719

Cà Mau: Chú trọng thực hiện hiệu quả Chương trình MTQG 1719

Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; giai đoạn I: Từ năm 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) đã và đang phát huy hiệu quả trên nhiều lĩnh vực về đời sống kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS tỉnh Cà Mau. Minh chứng như việc triển khai hiệu quả Dự án 1 của Chương trình, đã góp phần giải quyết cơ bản việc thiếu đất ở, nhà ở và nước sinh hoạt trong vùng đồng bào DTTS ở địa bàn khó khăn.