Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Chương trình MTQG phát triển Kinh tế - Xã hội
vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi
giai đoạn 2021-2030

Các chính sách dân tộc đã thúc đẩy phát triển vùng sâu, vùng xa, vùng DTTS

Trọng Bảo - 06:19, 07/06/2023

Chiều 6/6, Bộ trưởng, Chủ nhiệm UBDT Hầu A Lềnh đã trả lời chất vấn tại Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV xung quanh các vấn đề về công tác dân tộc, chính sách dân tộc. Các nội dung mà đại biểu Quốc hội nêu ra cũng như phần trả lời của Bộ trưởng đã đáp ứng niềm mong mỏi của cử tri cả nước.

Ông Nguyễn Tuấn Lợi đang theo dõi Bộ trưởng, Chủ nhiệm UBDT Hầu A Lềnh trả lời chất vấn chiều ngày 6/6, tại Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV
Ông Nguyễn Tuấn Lợi theo dõi Bộ trưởng, Chủ nhiệm UBDT Hầu A Lềnh trả lời chất vấn chiều ngày 6/6, tại Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV

Ông Nguyễn Tuấn Lợi từng công tác trong ngành Giáo dục tại địa bàn vùng sâu, vùng xa; sau đó về công tác tại Trung tâm dư luận xã hội thuộc Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Lào Cai. Khi về nghỉ hưu ông Lợi sinh sống tại xã Vạn Hòa, Tp. Lào Cai, trong những ngày qua ông không bỏ sót buổi chất vấn và trả lời chất vấn nào được truyền hình trực tiếp trên sóng của Đài Truyền hình Việt Nam. 

Ông Lợi cho biết, trải qua nhiều năm công tác trên địa bàn tỉnh Lào Cai, ông cảm nhận được sự thay đổi mạnh mẽ về kinh tế - xã hội của địa phương, đặc biệt là khu vực vùng sâu, vùng xa. Có được những kết quả này đó là những chính sách của Đảng và Nhà nước đã phát huy hiệu quả; đặc biệt là các chương trình, chính sách dân tộc như Chương trình 135, 134… Với sự quan tâm đầu tư của Đảng và Nhà nước cơ sở hạ tầng điện, đường, trường, trạm được đầu tư xây dựng khang trang đáp ứng nhu cầu của đồng bào các dân tộc. Cùng với đó, đời sống của Nhân dân ở vùng sâu, vùng xa ngày càng được nâng lên.

Hiện nay, cùng với cả nước, tỉnh Lào Cai cũng đang tập trung triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719), có thể nói đây là một chương trình tổng thể nhất, đầy đủ nhất từ trước đến nay hướng về đồng bào DTTS và miền núi. Tuy nhiên, qua quá trình theo dõi, bản thân ông Lợi cũng nhận thấy việc triển khai cũng còn những vướng mắc nhất định, tiến độ chưa đạt được như kỳ vọng. Những vấn đề này cũng đã được các đại biểu Quốc hội nêu lên tại kỳ họp như: Việc giải ngân nguồn vốn chương trình còn chậm, thiếu các hướng dẫn cụ thể trong triển khai, việc đào tạo nghề cho người thu nhập thấp chưa mang lại kết quả như mong muốn…

“Những vấn đề này đã được Bộ trưởng, Chủ nhiệm UBDT Hầu A Lềnh trả lời, giải đáp đầy đủ tại phiên trả lời chất vấn chiều ngày 6/6. Ví dụ như, đối với việc tiến độ triển khai Chương trình MTQG 1719 chậm chủ yếu do 3 nhóm vấn đề chính đó là: Thiếu hướng dẫn thuộc các bộ ngành thì đã thực hiện xong trước ngày 30/3; nhóm vấn đề thuộc tiểu dự án 1, dự án 9 thì các bộ ngành đã và đang gấp rút điều chỉnh, bổ sung; nhóm vấn đề thứ ba đó là bất cập, chồng chéo trong hướng dẫn của các bộ ngành thì đến nay cũng đã điều chỉnh xong và trình Thủ tướng Chính phủ ban hành…”, ông Lợi nêu rõ.

Ông Nguyễn Tuấn Lợi chưa bỏ sót buổi chất vấn và trả lời chất vấn nào được truyền hình trực tiếp trên sóng của Đài truyền hình Việt Nam trong những ngày qua
Ông Nguyễn Tuấn Lợi chưa bỏ sót buổi chất vấn và trả lời chất vấn nào được truyền hình trực tiếp trên sóng của Đài truyền hình Việt Nam trong những ngày qua

Là người dân sinh sống tại tỉnh miền núi, ông Lợi cho rằng việc triển khai Chương trình MTQG 1719 hiệu quả sẽ làm thay đổi mạnh mẽ kinh tế - xã hội, góp phần nâng cao đời sống của đồng bào các dân tộc vùng sâu, vùng xa. Chính vì vậy, ông Lợi cũng mong muốn thời gian tới, UBDT với vai trò là cơ quan thường trực của Chương trình MTQG 1719 này cần có những giải pháp mạnh mẽ hơn nữa, quyết liệt hơn nữa phát huy tối đa nguồn lực đầu tư của Đảng và Nhà nước dành cho đồng bào các dân tộc vùng cao.

“Trước đây khi nói đến chính sách dành cho vùng cao chúng ta nghĩ ngay tới chương trình 135; tôi hy vọng, thời gian tới khi nhắc đến chính sách dân tộc, công tác dân tộc thì chúng ta cũng sẽ nghĩ ngay tới Chương trình MTQG 1719. Muốn vậy thì UBDT cần tăng cường tham mưu với Chính phủ, quyết liệt trong chỉ đạo để Chương trình đạt kết quả cao nhất”, ông Lợi chia sẻ.

Tin cùng chuyên mục
Tham góp ý kiến thể chế hóa đầy đủ chủ trương của Đảng về lĩnh vực công tác dân tộc

Tham góp ý kiến thể chế hóa đầy đủ chủ trương của Đảng về lĩnh vực công tác dân tộc

Việc xây dựng hồ sơ dự án Luật về lĩnh vực dân tộc là nhằm thể chế hóa đầy đủ đường lối, chủ trương của Đảng, cụ thể hóa các quy định của Hiến pháp về dân tộc và chính sách dân tộc. Bộ luật cũng tạo hành lang pháp lý cho việc phát triển các dân tộc và vùng DTTS và miền núi. Tại Hội thảo khoa học "Định hướng tên gọi, nội dung dự thảo Luật về lĩnh vực dân tộc" diễn ra sáng ngày 20/9, rất nhiều đại biểu là các nhà quản lý, chuyên gia, khoa học, cơ sở đào tạo...trên các lĩnh vực tham gia tham luận