Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Cà Mau sẽ tổ chức “Ngày hội cua Năm Căn” vào tháng 9

Nguyệt Anh - 10:49, 07/03/2021

Để tiếp tục giới thiệu tiềm năng, thế mạnh và kích cầu du lịch, tỉnh Cà Mau sẽ tổ chức chương trình “Cà Mau điểm đến năm 2021”gồm nhiều sự kiện đặc sắc.

Giới thiệu đặc sản cua Năm Căn
Giới thiệu đặc sản cua Năm Căn (Ảnh TL)

Chương trình “Cà Mau điểm đến năm 2021” gồm 5 sự kiện chính: Cuộc thi chạy Marathon với chủ đề "Kết nối đường Hồ Chí Minh huyền thoại" Cà Mau; Lễ hội Nghinh Ông sông Đốc; Lễ hội Tri ân Quốc tổ (gồm chuỗi hoạt động: Lễ hội Tri ân, Ngày hội "Bánh dân gian Nam bộ" và hoạt động "Hương rừng U Minh"); sự kiện “Ngày hội cua Năm Căn gắn với văn hóa ẩm thực Cà Mau” và lễ Thượng cờ - Thống nhất non sông.

“Ngày hội cua Năm Căn gắn với văn hóa ẩm thực Cà Mau” dự kiến được tổ chức vào tháng 9/2021, nhằm giới thiệu các đặc sản nổi tiếng của tỉnh Cà Mau đến với đông đảo du khách. Điểm nhấn của sự kiện này sẽ là các hoạt động ẩm thực, với những món ngon từ cua - đặc sản vừa được Hội Kỷ lục gia Việt Nam công nhận nằm trong top 100 món ăn đặc sản nước ta.

Ông Tiêu Văn Tiên, Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Cà Mau cho biết: Cà Mau xác định ẩm thực là một trong những sản phẩm du lịch thế mạnh. Trong đó, con cua là 1 trong những sản phẩm chủ lực để giới thiệu, tạo sức lan tỏa và thu hút du khách. Việc tổ chức ngày hội cua sẽ giới thiệu rộng rãi sản phẩm này đến với du khách trong và ngoài nước.

Đặc sản cua Năm Căn (Ảnh TL)
Đặc sản cua Năm Căn (Ảnh TL)

Tỉnh Cà Mau được biết đến là vùng đất giàu sản vật. Ngoài con cua đã nổi tiếng gần xa, địa phương này còn rất nhiều đặc sản nổi tiếng như: Tôm khô Rạch Gốc, mật ong U Minh hạ, cá thòi lòi... Tỉnh Cà Mau cũng có 2 nghề truyền thống đã được công nhận Di sản văn hóa phi vật thể cấp Quốc gia là “Nghề gác kèo ong” và “Nghề muối ba khía”.

Tin cùng chuyên mục
Vùng miền núi Phú Yên không ngừng khởi sắc

Vùng miền núi Phú Yên không ngừng khởi sắc

Vùng miền núi tỉnh Phú Yên gồm 3 huyện Đồng Xuân, Sơn Hòa và Sông Hinh. Đây là nơi sinh sống của 33 dân tộc anh em, trong đó có 32 dân tộc thiểu số (chủ yếu là Ê Đê, Chăm, Ba Na, Tày, Nùng, Dao…) với trên 60.000 người. Nơi đây cũng từng là căn cứ cách mạng, ghi dấu một thời oanh liệt của quân và dân ta trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ. Được sự quan tâm đầu tư của Nhà nước, cho dù chưa hết khó khăn, nhưng diện mạo ở nhiều xã khó khăn đã có nhiều thay đổi; đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng được cải thiện, nâng cao...