Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Cà Mau: Khi người tham gia bảo hiểm làm tuyên truyền viên

M. Ngân - H.Diễm - 19:46, 01/07/2022

Để triển khai thực hiện tốt chính sách bảo hiểm theo đúng phương châm “Bảo hiểm toàn dân” và để người dân hiểu được ai là công dân hợp pháp, đều có thể tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện, BHYT thời gian qua, nhiều cấp ủy, chính quyền cơ sở trên địa bàn tỉnh Cà Mau đã chủ trương vận động chính những người đã tham gia bảo hiểm làm tuyên truyền viên, qua đó mang lại hiệu quả tích cực trong phát triển đối tượng tham gia BHXH tự nguyện, BHYT.

Khi được tuyên truyền thấu đáo, người dân sẵn sàng tham gia BHXH tự nguyện dù là hộ nghèo
Khi được tuyên truyền thấu đáo, người dân sẵn sàng tham gia BHXH tự nguyện, dù là hộ nghèo

Tính đến cuối năm 2021, Cà Mau có 9/9 huyện, thành phố của tỉnh đã thành lập Ban Chỉ đạo thực hiện chính sách BHXH, BHYT và Bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) trên địa bàn. Hầu hết các xã, phường đã thành lập Ban Chỉ đạo cấp xã và tổ công tác ở ấp. Qua đó, đã phát huy được mạng lưới cộng tác viên tuyên truyền, triển khai thực hiện chính sách BHXH và BHYT rộng khắp trên địa bàn tỉnh, đặc biệt tạo mọi điều kiện cho toàn dân đều được tham gia BHXH tự nguyện.

Tuy nhiên, từ đầu năm 2022, số lượng người tham gia BHXH tự nguyện giảm mạnh do quy định chuẩn nghèo mới, tăng từ 700.000 đồng lên 1,5 triệu đồng, kéo theo mức đóng BHXH tự nguyện thấp nhất (sau khi được Nhà nước hỗ trợ) cũng tăng từ 138.600 đồng lên 297.000 đồng. Mức đóng mới tăng hơn gấp đôi so với năm trước, nên nhiều người đã tham gia BHXH tự nguyện có thu nhập thấp, đã có suy nghĩ việc có nên tiếp tục tham gia không; thậm chí không ít người đã dừng đóng BHXH tự nguyện.

Trước thực tế này, tỉnh Cà Mau đã đưa ra giải pháp, ngoài lực lượng tuyên truyền viên là các đại lý và nhân viên bưu điện, thì các cấp ủy, chính quyền đã vận động những người đã tham gia BHXH làm tuyên truyền viên trong công tác này. Nhờ vậy, việc tuyên truyền đã thuận lợi hơn, nhiều người dân hiểu và quay lại tham gia BHXH tự nguyện.

BHXH tỉnh Cà Mau thường xuyên tập huấn cho các cộng tác viên tuyên truyền
BHXH tỉnh Cà Mau thường xuyên tập huấn cho các cộng tác viên tuyên truyền

Chúng tôi tình cờ gặp chị Trần Mỹ Tâm, khóm 2, phường 9 (TP. Cà Mau) tại nhà của một người quen. Trong câu chuyện rôm rả với mọi người, chị Tâm chia sẻ: Lúc đầu chị  không định mua BHXH tự nguyện, vì mức đóng cao hơn trước gấp đôi. Nhưng nghe tuyên truyền viên tận tình giải thích về quyền lợi được hưởng nhiều hơn trước, thời gian đóng ngắn hơn, lại được Nhà nước hỗ trợ một phần kinh phí và được lựa chọn mức đóng, phương thức đóng linh hoạt nên mình cũng có nhiều lựa chọn hơn, nhất là chủ động bảo vệ cho bản thân… Chính vì lợi ích đó, tôi đã vận động nhiều người thân và hàng xóm tham gia mua BHXH tự nguyện”.

Hiểu được lợi ích, quyền lợi từ các loại hình bảo hiểm, ông Nguyễn Văn Trận, Trưởng ấp Thị Tường, xã Hoà Mỹ, huyện Cái Nước, không chỉ vận động người thân trong gia đình tham gia mà còn tích cực tuyên truyền đến người dân ở địa phương hiểu và cùng tham gia BHYT, BHXH tự nguyện.

Tại các cuộc họp của các đoàn thể, các tuyên truyền viên trong ấp cùng Trưởng thôn đã tranh thủ tham gia  tuyên truyền cho bà con hội viên hiểu về BHYT và BHXH tự nguyện. Nhờ đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động mà đến nay ấp Thị Tường có trên 98% hộ dân tham gia BHYT.

“Riêng đối với BHXH tự nguyện, hiện nay, ấp Thị Tường có 54 hộ gia đình tự nguyện tham gia. Mặc dù ảnh hưởng của dịch Covid-19 và mức đóng có tăng theo chuẩn nghèo mới, nhưng phần lớn các hộ dân vẫn quyết định duy trì loại hình bảo hiểm này”, ông Trận cho biết thêm.

Công tác tuyên truyền về BHXH được triển khai liên tục và luôn đổi mới phương thức
Công tác tuyên truyền về BHXH được triển khai liên tục và luôn đổi mới phương thức

Ông Trịnh Trung Kiên, Giám đốc BHXH tỉnh Cà Mau chia sẻ, hiện tại, BHXH các huyện đều phối hợp chặt chẽ với các đại lý để thực hiện tốt chính sách BHXH, BHYT, BHTN. Đặc biệt là tuyên truyền, vận động người dân tham gia BHXH tự nguyện và BHYT hộ gia đình. Nơi nào đại lý thu có năng lực, nắm vững chế độ chính sách và tích cực tuyên truyền, vận động thì nơi đó đối tượng tham gia BHXH tự nguyện, BHYT luôn phát triển.

 Ðặc biệt, nhân viên đại lý là các trưởng ấp, khóm hoặc trưởng các đoàn thể ở ấp, khóm, bí thư chi bộ thì công tác tuyên truyền, vận động càng hiệu quả hơn. Ngoài ra, tỉnh còn vận động những người đã tham gia BHXH tự nguyện làm tuyên truyền viên. Họ được tập huấn trang bị kỹ năng và kiến thức về lợi ích tham gia BHXH tự nguyện để về tuyên truyền, vận động người thân trong gia đình, bà con trong xóm ấp cùng tham gia.

"Những tuyên truyền viên là người địa phương thông thạo địa hình, địa bàn, cuộc sống của từng người dân, sát dân nên khi họ được đào tạo cơ bản, nắm vững chế độ chính sách BHXH tự nguyện, BHYT hộ gia đình, nắm vững quy trình thủ tục thì việc vận động tham gia sẽ đạt hiệu quả rất cao", ông Kiên cho biết.

Tin cùng chuyên mục
Quảng Nam: Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến pháp luật trong vùng đồng bào DTTS

Quảng Nam: Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến pháp luật trong vùng đồng bào DTTS

Xác định tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, nâng cao giáo dục pháp luật cho người dân, nhất là vùng đồng bào DTTS và miền núi có ý nghĩa quan trọng trong việc phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, Quảng Nam đã tích cực triển khai và bước đầu đạt được những kết quả đáng khích lệ.