Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Kiên Giang: Nhận diện khó khăn, tăng cường giải pháp phát triển bảo hiểm y tế toàn dân

Song Vy - 18:25, 07/06/2022

Trước tình hình tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế (BHYT) toàn tỉnh sụt giảm, tỉnh Kiên Giang đã đưa ra nhiều giải pháp nhằm tăng nhanh diện bao phủ đối tượng tham gia BHYT trên địa bàn tỉnh.


Lực lượng chức năng tăng cường tuyên truyền lồng ghép thực hiện bảo hiểm ở đối tượng ngư dân trên địa bàn tỉnh Kiên Giang
Lực lượng chức năng tăng cường tuyên truyền lồng ghép thực hiện bảo hiểm ở đối tượng ngư dân trên địa bàn tỉnh Kiên Giang

Xác định đúng nguyên nhân

Theo số liệu từ Sở Lao động - Thương binh và xã hội tỉnh Kiên Giang, tỷ lệ bao phủ BHYT toàn tỉnh thời gian gần đây có dấu hiệu sụt giảm, số người tham gia BHYT trong quý 1/2022 là 1.298.030 người, đã giảm 149.763 người so với tháng 12/2021, đạt 74,93% tỷ lệ bao phủ trên địa bàn tỉnh. 

Ông Nguyễn Hoàng Minh, Phó Giám đốc Sở Lao động -Thương binh và Xã hội, Phó Ban Chỉ đạo thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội (BHXH), BHYT, bảo hiểm thất nghiệp trên địa bàn tỉnh Kiên Giang cho biết: Hiện nay, một bộ phận người dân trên địa bàn tỉnh, nhất là nhóm hộ gia đình làm nông nghiệp, lâm nghiệp và ngư nghiệp có mức sống trung bình, đời sống kinh tế còn nhiều khó khăn nên ít hoặc không tham gia BHYT. 

Mặt khác, nhiều người dân trong số này chưa thấy rõ ý nghĩa và tầm quan trọng của BHYT trong hệ thống an sinh xã hội, cũng như quyền lợi chính đáng khi tham gia BHYT, đây là nguyên nhân tỷ lệ bao phủ bảo hiểm thấp hoặc biến động.

Sự sụt giảm tỷ lệ người tham gia BHYT ảnh hưởng lớn đến nhiều mặt của kinh tế-xã hội, nhất là công tác chăm sóc sức khỏe Nhân dân, nâng cao chất lượng dân số. Ông Trần Văn Minh, Phó Ban Thường trực Ban Chỉ đạo thực hiện chính sách BHXH, BHYT, bảo hiểm thất nghiệp tỉnh Kiên Giang nhận định: Một số cấp ủy đảng, chính quyền chưa thường xuyên, quyết liệt chỉ đạo tuyên truyền, vận động người dân tham gia BHYT.

 Chất lượng khám, chữa bệnh ở một số cơ sở y tế chưa cao, thủ tục quyết toán bảo hiểm từng lúc, còn gây phiền hà cho người tham gia. Một bộ phận người dân nhận thức chưa đầy đủ về vai trò của BHYT, còn trông chờ, ỷ lại sự hỗ trợ của Nhà nước.

Tỉnh Kiên Giang tăng cường tuyên truyền, nhằm nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên và các tầng lớp Nhân dân về vị trí, vai trò, ý nghĩa, tầm quan trọng của việc tham gia BHXH, BHYT
Tỉnh Kiên Giang tăng cường tuyên truyền, nhằm nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên và các tầng lớp Nhân dân về vị trí, vai trò, ý nghĩa, tầm quan trọng của việc tham gia BHXH, BHYT

Cả hệ thống chính trị vào cuộc

Tỉnh uỷ Kiên Giang xác định, việc tiến tới BHYT toàn dân, sẽ góp phần thực hiện tốt chính sách an sinh xã hội, cũng như nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe ban đầu cho Nhân dân. Đây cũng là một trong những tiêu chí trong Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, đô thị đạt chuẩn văn minh, xã văn hóa trên địa bàn tỉnh.

Từ đó, Ban Thường vụ Tỉnh ủy yêu cầu, các cấp ủy đảng, chính quyền tiếp tục lãnh đạo, chỉ đạo, kiên trì đổi mới các hình thức tuyên truyền, quán triệt và thực hiện có hiệu quả nghị quyêt, văn bản chỉ đạo của Bộ Chính trị, của Ban Chấp hành Trung ương, Chính phủ, BHXH Việt Nam và của Tỉnh ủy đối với công tác BHYT. Từ đó, nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên và các tầng lớp Nhân dân về vị trí, vai trò, ý nghĩa, tầm quan trọng của chính sách, chế độ BHYT. Trong công tác tuyên truyền, quán triệt, cần chú trọng nêu bật những lợi ích thiêt thực, lâu dài để nguời dân có ý thức tự giác, tích cực tham gia BHYT.

Ông Mai Văn Huỳnh, Phó Bí thư thường trực, Chủ tịch HĐND tỉnh cho biết: Để chấn chỉnh, khắc phục những hạn chế trong việc triển khai thực hiện BHYT toàn dân, Tỉnh uỷ đã chỉ đạo và phân công cụ thể từng phần việc cụ thể cho cán bộ cấp ủy, chính quyền, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh và các tổ chức chính trị - xã hội; chỉ đạo, theo dõi, phụ trách đối với từng địa bàn và các hộ gia đình để tuyên truyền, vận động. 

Song song đó, huy động các nguồn lực, kết hợp với ngân sách nhà nước để thực hiện tốt việc hỗ trợ BHYT cho các đối tượng chính sách, người nghèo, người dân vùng khó khăn nhằm mở rộng diện bao phủ đối tượng tham gia BHYT, đảm bảo hoàn thành chỉ tiêu được giao.

Tin cùng chuyên mục
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Sáng 9/11, tại Tp. Pleiku, tỉnh Gia Lai, Ủy ban Dân tộc phối hợp với các ban, bộ, ngành Trung ương và các địa phương tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I từ năm 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) khu vực miền Trung - Tây Nguyên và đề xuất nội dung Chương trình MTQG 1719 giai đoạn II từ năm 2026 - 2030.