Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Bước tiến mới của lĩnh vực công tác dân tộc: Đánh giá thực chất tồn tại, hạn chế (Bài 1)

Sỹ Hào - 07:17, 05/12/2023

LTS: Đề án Tổng thể và Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2030 là dấu mốc lịch sử trong lĩnh vực công tác dân tộc, thực hiện chính sách dân tộc. Để có được dấu mốc đó, Đảng, Nhà nước đã có những sự chuẩn bị kỹ lưỡng về mặt chủ trương, không chỉ cho giai đoạn 2021 – 2030 mà còn định hướng dài hơi cho lĩnh vực công tác dân tộc, thực hiện chính sách dân tộc, với tầm nhìn đến năm 2045.

Cách đây 5 năm, tại kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XIV, Chính phủ đã có báo cáo về những kết qủa và tồn tại, hạn chế trong thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) vùng đồng bào DTTS và miền núi. Từ những tồn tại, hạn chế đã được Chính phủ chỉ ra, Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số 74/2018/QH14 ngày 20/11/2018, là cơ sở pháp lý quan trọng để xây dựng Đề án Tổng thể phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, tạo nền tảng cho những bước tiến mạnh mẽ của lĩnh vực công tác dân tộc trong tình hình mới.

Giai đoạn 2016 – 2018, Chương trình 135 đã đầu tư 9.106 công trình, duy tu, bảo dưỡng 3.295 công trình; hỗ trợ trực tiếp cho 1,512 triệu hộ nghèo, cận nghèo, góp phần làm thay đổi diện mạo miền núi. (Trong ảnh: Bộ mặt nông thôn miền núi huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa thay đổi từ Chương trình 135 – Ảnh TL)
Giai đoạn 2016 – 2018, Chương trình 135 đã đầu tư 9.106 công trình, duy tu, bảo dưỡng 3.295 công trình; hỗ trợ trực tiếp cho 1,512 triệu hộ nghèo, cận nghèo, góp phần làm thay đổi diện mạo miền núi. (Trong ảnh: Bộ mặt nông thôn miền núi huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa thay đổi từ Chương trình 135 – Ảnh TL)

Chính sách hỗ trợ đồng bộ

Trước thời điểm ban hành Nghị quyết số 74/2018/QH14, Quốc hội khóa XIV đã xem xét, thảo luận báo cáo của Chính phủ đánh giá 03 năm (2016 – 2018) thực hiện các chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội (KT – XH) vùng đồng bào DTTS và miền núi. Báo cáo đã làm rõ những kết quả, cũng như những tồn tại, hạn chế trong thực hiện chính sách, nhận diện những vấn đề cấp bách ở vùng đồng bào DTTS và miền núi để Quốc hội đề ra quyết sách trong giai đoạn tới.

Cụ thể, trong Báo cáo số 526/BC-CP ngày 4/10/2018, Chính phủ cho biết, từ năm 2016 đến tháng 10/2018, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành 41 văn bản đề cập đến việc ưu tiên phát triển KT - XH vùng đồng bào DTTS và miền núi; trong đó có 15 chính sách trực tiếp, 36 chính sách chung có ưu tiên cho đồng bào DTTS và vùng đồng bào DTTS. 

Tính cả các chính sách đã ban hành trước đó, thì tại thời điểm báo cáo, có 118 chính sách đang còn hiệu lực triển khai ở vùng đồng bào DTTS và miền núi; trong đó có 54 văn bản chính sách trực tiếp, 64 văn bản chính sách chung có ưu tiên cho đồng bào DTTS, vùng đồng bào DTTS.

Với nguồn lực đầu tư, hỗ trợ của Nhà nước, vùng đồng bào DTTS và miền núi đã có những thay đổi căn bản, toàn diện trên tất cả các lĩnh vực; đời sống của đồng bào các DTTS được nâng lên rõ rệt. (Trong ảnh: Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại thôn Chiềng Mưng, xã Điền Thượng, huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa –Ảnh TL)
Với nguồn lực đầu tư, hỗ trợ của Nhà nước, vùng đồng bào DTTS và miền núi đã có những thay đổi căn bản, toàn diện trên tất cả các lĩnh vực; đời sống của đồng bào các DTTS được nâng lên rõ rệt. (Trong ảnh: Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại thôn Chiềng Mưng, xã Điền Thượng, huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa –Ảnh TL)

Nội dung chính sách trong giai đoạn 2016-2018 tập trung chủ yếu vào lĩnh vực giảm nghèo (2 chương trình và 6 chính sách); phát triển nông, lâm nghiệp và thủy sản (9 chính sách); giáo dục đào tạo (5 chính sách), văn hóa (4 chính sách)… Các chính sách được ban hành, triển khai trong giai đoạn này nhằm giải quyết các nhu cầu cấp bách của hộ nghèo ở vùng đặc biệt khó khăn, như: đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt, ổn định dân cư, phát triển sản xuất, phát triển KT-XH các dân tộc rất ít người… Ngoài chính sách của Trung ương, có 40 tỉnh/thành phố ban hành chính sách riêng để hỗ trợ phát triền KT – XH vùng đồng bào DTTS và miền núi trên địa bàn.

Ngân sách nhà nước đã bố trí nguồn lực để thực hiện các chính sách hỗ trợ phát triển KT – XH vùng đồng bào DTTS và miền núi. Chỉ riêng lĩnh vực giảm nghèo, từ năm 2016 – 2018, hơn 21.597 tỷ đồng đã được bố trí để triển khai các chương trình, dự án; khoảng 45.194 tỷ đồng vốn tín dụng chính sách đã được giải ngân cho trên 1,4 triệu hộ đồng bào DTTS…

Với nguồn lực đầu tư, hỗ trợ của Nhà nước, vùng đồng bào DTTS và miền núi đã có những thay đổi căn bản, toàn diện trên tất cả các lĩnh vực; đời sống của đồng bào các DTTS được nâng lên rõ rệt. Giai đoạn 2016 – 2018, các vùng có đông đông đồng bào DTTS có mức tăng trưởng kinh tế cao hơn bình quân chung cả nước; trong đó Tây Bắc tăng trưởng 8,4%/năm; Tây Nguyên là 8,1%/năm; Tây Nam bộ là 7,3%/năm…. Diện mạo nông thôn miền núi có nhiều khởi sắc; trong 4.179 xã thuộc vùng đồng bào DTTS và miền núi (theo Quyết định số 582/QĐ-TTg), tính đến tháng 8/2018 đã có 1.052 xã đạt chuẩn nông thôn mới…

Tại kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XIV đã quyết nghị giao Chính phủ xây dựng Đề án Tổng thể đầu tư phát triển KT - XH vùng đồng bào DTTS và miền núi, vùng có điều kiện đặc biệt khó khăn. (Ảnh TL)
Tại kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XIV đã quyết nghị giao Chính phủ xây dựng Đề án Tổng thể đầu tư phát triển KT - XH vùng đồng bào DTTS và miền núi, vùng có điều kiện đặc biệt khó khăn. (Ảnh TL)

Nhiều tồn tại cần tháo gỡ

Mặc dù đã đạt được những thành tựu ấn tượng, nhưng Báo cáo số 526/BC-CP ngày 4/10/2018 của Chính phủ cũng thẳng thắn nhìn nhận, việc thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển KT - XH vùng đồng bào DTTS và miền núi vẫn còn tồn tại, hạn chế nhất định. Trong đó, một số chính sách không đạt được mục tiêu các đề án, chính sách đã được phê duyệt; một số vấn đề cấp bách trong đồng bào DTTS (Di cư tự phát, thiếu đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt,...) giải quyết chưa hiệu quả, đời sống của một bộ phận đồng bào dân tộc thiểu số còn nhiều khó khăn…

Đặc biệt, vùng đồng bào DTTS và miền núi vẫn là “lõi nghèo” của cả nước. Báo cáo số 526/BC-CP của Chính phủ cho biết, tính đến cuối năm 2017, còn gần 865 nghìn hộ nghèo DTTS, chiếm 52,66% tổng số hộ nghèo cả nước. Cá biệt có một số tỉnh có tỷ trọng hộ nghèo DTTS/tổng số hộ nghèo cao trên 80%, như: Cao Bằng (99,5%), Hà Giang (99,3%), Lai Châu (98,7%), Điện Biên (98,6%), Bắc Kạn (95,3%), Lào Cai (92,2%), Lạng Sơn (94,1%), Kon Tum (92,6%), Gia Lai (86,86,5%)…; chênh lệch giàu - nghèo giữa các vùng, các nhóm dân cư chưa được thu hẹp, thu nhập bình quân của đồng bào DTTS chỉ bằng 1/5 bình quân chung cả nước.

Báo cáo số 526/BC-CP của Chính phủ cũng đã chỉ rõ nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế trong thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển KT - XH vùng đồng bào DTTS và miền núi. Trong đó, bên cạnh việc bố trí nguồn lực thực hiện chính sách dân tộc còn thấp thì một nguyên nhân cốt lõi là một bộ phận cấp ủy, chính quyền địa phương chưa đặt đúng tầm, vị trí, vai trò của công tác dân tộc và thực hiện chính sách dân tộc do cơ chế bảo đảm thực thi chính sách, pháp luật về DTTS chưa được điều chỉnh ở tầm Luật mà chỉ ở tầm chính sách hoặc văn bản dưới luật; dù có nhiều chính sách nhưng riêng lẻ, phân tán, mỗi chương trình, đề án thuộc các Bộ, ngành có cơ chế quản lý khác nhau nên rất khó lồng ghép;…

Với nguồn lực đầu tư, hỗ trợ của Nhà nước, vùng đồng bào DTTS và miền núi đã có những thay đổi căn bản, toàn diện trên tất cả các lĩnh vực; đời sống của đồng bào các DTTS được nâng lên rõ rệt.
Với nguồn lực đầu tư, hỗ trợ của Nhà nước, vùng đồng bào DTTS và miền núi đã có những thay đổi căn bản, toàn diện trên tất cả các lĩnh vực; đời sống của đồng bào các DTTS được nâng lên rõ rệt.

Từ báo cáo của Chính phủ đánh giá việc thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS và miền núi, tại kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XIV đã thảo luận kỹ lưỡng để đề ra quyết sách tạo đột phá phát triển vùng “lõi nghèo” của cả nước. Quán triệt chủ trương nhất quán của Đảng về công tác dân tộc, căn cứ tình hình KT-XH vùng đồng bào DTTS và miền núi, ngày 20/11/2018, trong Nghị quyết số 74/2018/QH14, Quốc hội khóa XIV đã quyết nghị giao Chính phủ xây dựng Đề án Tổng thể đầu tư phát triển KT - XH vùng đồng bào DTTS và miền núi, vùng có điều kiện đặc biệt khó khăn, trình Quốc hội xem xét, quyết định tại kỳ họp thứ 8 (tháng 10/2019) để thực hiện từ năm 2021 (gọi tắt là Đề án Tổng thể).

Thực hiện nhiệm vụ Chính phủ giao, ngay sau kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XIV, Ủy ban Dân tộc đã khẩn trương, chủ động phối hợp với các Bộ, ngành xây dựng Đề án Tổng thể. Một trong những yêu cầu khi xây dựng Đề án Tổng thể, là phải giải quyết triệt để những tồn tại, hạn chế trong thực chính sách dân tộc của giai đoạn trước, nhất là xóa “khoảng trống” chính sách do hệ thống chính sách thường được ban hành theo nhiệm kỳ.

Báo Dân tộc và Phát triển sẽ phản ánh nội dung này trong bài viết tiếp theo.

Tin cùng chuyên mục
Thanh Hóa: Biểu dương, tôn vinh 150 điển hình tiên tiến trong vùng đồng bào DTTS và miền núi

Thanh Hóa: Biểu dương, tôn vinh 150 điển hình tiên tiến trong vùng đồng bào DTTS và miền núi

Ngày 27/12, UBND tỉnh Thanh Hóa tổ chức Hội nghị biểu dương, tôn vinh các điển hình tiên tiến trong vùng đồng bào DTTS và miền núi của tỉnh năm 2023. Dự hội nghị có: Vụ trưởng Vụ Chính sách Dân tộc (Ủy ban Dân tộc) Lưu Xuân Thủy; Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa Trịnh Tuấn Sinh; Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Thanh Hóa Phạm Thị Thanh Thủy; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa Đầu Thanh Tùng; lãnh đạo Ban Dân tộc tỉnh, một số sở, ngành, đơn vị của tỉnh, UBND 11 huyện miền núi và 6 huyện, thị xã giáp ranh có xã, thôn, bản miền núi cùng 150 đại biểu điển hình tiên tiến đại diện cho trên 701.000 người DTTS toàn tỉnh.