Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Chương trình MTQG phát triển Kinh tế - Xã hội
vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi
giai đoạn 2021-2030

Bước “chuyển mình” ở Lai Châu

Minh Anh - 10:42, 16/09/2020

Hệ thống cơ sở vật chất, đường giao thông được cải thiện, trẻ em trong độ tuổi đi học được đến trường, sản lượng lương thực hàng hóa không ngừng gia tăng, tỷ lệ hộ nghèo giảm sâu… Đó là kết quả thực hiện chính sách dân tộc trên địa bàn tỉnh Lai Châu trong thời gian qua.

Mô hình trồng chè giúp đồng bào giảm nghèo. (Ảnh tư liệu)
Mô hình trồng chè giúp đồng bào giảm nghèo. (Ảnh tư liệu)

Là địa phương có điểm xuất phát thấp, trước đây kinh tế Lai Châu chủ yếu dựa vào nông nghiệp, kết cấu hạ tầng yếu kém, tổ chức bộ máy và cán bộ các cấp vừa thiếu lại vừa yếu, đời sống đại bộ phận Nhân dân còn nhiều khó khăn… Đầu năm 2016, tỉnh có tới 6/8 huyện, thành phố là huyện nghèo theo Nghị quyết 30a; 696 thôn bản đặc biệt khó khăn, 23 xã biên giới thuộc các huyện Mường Tè, Sìn Hồ, Phong Thổ, Nậm Nhùn. Lai Châu cũng là một trong những tỉnh có tỷ lệ hộ nghèo cao nhất cả nước với tỷ lệ lên tới 36,9%.

Những năm qua, từ sự quan tâm đầu tư của Đảng, Nhà nước, rất nhiều các chương trình, đề án như: Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo vùng DTTS và miền núi, Chương trình phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) vùng các dân tộc: Mảng, La Hủ, Cống, Cờ Lao”… đã được triển khai và mang lại những chuyển biến tích cực.

Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016 - 2020, Lai Châu đã được đầu tư hơn 2.344 tỷ đồng để hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng; hỗ trợ sản xuất, giáo dục đào tạo và dạy nghề, nhân rộng mô hình giảm nghèo... Đến nay, 100% số xã có đường ô tô đến trung tâm; 93% số hộ ở nông thôn được sử dụng điện lưới; tỷ lệ hộ dùng nước sinh hoạt hợp vệ sinh là 84%; tỷ lệ huy động trẻ 5 tuổi vào mẫu giáo đạt 99,9%... tỷ lệ hộ nghèo trung bình mỗi năm giảm 5,07%. Dự kiến hết năm 2020, tỉnh còn 16,62% tỷ lệ hộ nghèo. Toàn tỉnh có 29 xã đạt chuẩn nông thôn mới.

Ông Trần Hữu Trí, Trưởng Ban Dân tộc tỉnh khẳng định, những năm qua, các chương trình, chính sách đầu tư, hỗ trợ cho đồng bào các DTTS trên địa bàn được thực hiện bảo đảm đúng tiến độ, thời gian và hiệu quả. Nhân dân các dân tộc đã từng bước áp dụng khoa học - kỹ thuật vào sản xuất, nâng cao năng suất, sản lượng cây trồng, vật nuôi, tăng thu nhập cho người dân. Qua đó, đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào DTTS trong tỉnh ngày càng khởi sắc. Đó cũng là nền tảng quan trọng giúp địa phương thực hiện thành công công tác giảm nghèo bền vững.

Tin cùng chuyên mục
Độc đáo chợ phiên Pu Nhi

Độc đáo chợ phiên Pu Nhi

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 20/9, có những thông tin đáng chú ý sau: Nhân lên tình người vượt mưa lũ. Phát triển du lịch thông qua sản phẩm lưu niệm. Già làng Alăng Đàn làm cầu treo cho dân. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.