Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Bộ Y tế: Khảo sát vùng trồng dược liệu quý tại huyện A Lưới

Phương Ngọc - Minh Thu - 14:16, 17/10/2022

Đoàn công tác của Cục Y dược cổ truyền - Bộ Y tế do Phó Cục trưởng Trần Minh Ngọc làm trưởng đoàn vừa có chuyến khảo sát vùng trồng dược liệu quý thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 -2030, giai đoạn I: 2021 - 2025 (Chương trình MTQG) tại huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế.

 Đoàn công tác làm việc tại huyện A Lưới
Đoàn công tác làm việc tại huyện A Lưới

Tiếp và làm việc với Đoàn công tác có ông Lê Xuân Hải - Phó trưởng Ban Dân tộc tỉnh, đại diện lãnh đạo các sở, ngành và UBND huyện A Lưới.

Trong hai ngày làm việc, Đoàn đã tiến hành khảo sát vùng dự kiến trồng dược liệu ở hai xã Quảng Nhâm, Hồng Bắc; khảo sát địa bàn dự kiến xây dựng nhà máy chế biến. Đoàn cũng đã có buổi làm việc với đại diện các sở ngành, UBND huyện A Lưới về tình hình KT-XH, kế hoạch phát triển dược liệu, định hướng một số cây trồng dược liệu phù hợp với thổ nhưỡng địa phương.

Đoàn khảo sát tại xã Hồng Bắc, huyện A Lưới
Đoàn khảo sát tại xã Hồng Bắc, huyện A Lưới

Thông tin từ Bộ Y tế cho biết, để tiếp tục triển khai Chương trình MTQG, thời gian tới, Viện Dược liệu được Bộ Y tế giao nhiệm vụ sẽ tiếp tục hỗ trợ huyện A Lưới thực hiện 4 nội dung: Khảo sát lại thực trạng trồng, khai thác tự nhiên về cây dược liệu và tình hình kinh doanh cây dược liệu; khảo sát đặc điểm đất đai, khí hậu; xác định cây trồng; gắn việc trồng, phát triển cây dược liệu với sản xuất theo chuỗi giá trị.

Tin cùng chuyên mục
Thách thức nâng cao chất lượng dân số vùng miền Tây Nghệ An: Tăng cường truyền thông về chăm sóc sức khỏe cho người dân (Bài 2)

Thách thức nâng cao chất lượng dân số vùng miền Tây Nghệ An: Tăng cường truyền thông về chăm sóc sức khỏe cho người dân (Bài 2)

Hàng loạt tồn tại, hạn chế đã được chỉ ra, trong đó nổi cộm là địa bàn sinh sống của đồng bào DTTS chủ yếu ở vùng sâu, vùng xa, điều kiện kinh tế khó khăn; trình độ dân trí, hiểu biết pháp luật của một bộ phận người dân còn hạn chế..., đã tạo "đất sống" cho những hủ tục, tập quán lạc hậu tồn tại. Đây chính là những thách thức lớn làm ảnh hưởng đến quá trình nâng cao chất lượng dân số vùng miền Tây xứ Nghệ. Thực tế, đã có nhiều giải pháp khắc phục hạn chế được đưa ra, trong đó là việc tổ chức các hoạt động truyền thông nhằm thay đổi tư duy; đồng thời lồng ghép cung cấp các dịch vụ khám sức khỏe, sàng lọc một số bệnh trong Nhân dân.