Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Bộ Tư pháp: “Tăng cường trợ giúp pháp lý cho người nghèo và đối tượng yếu thế”

Tân Trào - 19:22, 14/11/2022

Đó là tên của Dự án “Tăng cường trợ giúp pháp lý cho người nghèo và đối tượng yếu thế” do Bộ Tư pháp thực hiện thông qua Ngân hàng thế giới tài trợ từ nguồn hỗ trợ của Quỹ Phát triển xã hội Nhật Bản với kinh phí là 2,5 triệu USD.

Lãnh đạo Bộ Tư pháp và Đại diện Ngân hàng Thế giới, Quỹ Phát triển xã hội Nhật Bản chụp ảnh lưu niệm tại Lễ phát động Khởi động dự án “Tăng cường trợ giúp pháp lý cho người nghèo và đối tượng yếu thế”
Lãnh đạo Bộ Tư pháp và Đại diện Ngân hàng Thế giới, Quỹ Phát triển xã hội Nhật Bản chụp ảnh lưu niệm tại Lễ phát động Khởi động dự án “Tăng cường trợ giúp pháp lý cho người nghèo và đối tượng yếu thế”

Dự án sẽ hỗ trợ các dịch vụ trợ giúp pháp lý trong các lĩnh vực, bao gồm: Luật hình sự (đặc biệt tập trung vào bạo lực giới), Luật Hôn nhân và gia đình, Luật Việc làm và lao động. Hai địa phương nhận được hỗ trợ từ dự án là tỉnh Điện Biên và Yên Bái. Ước tính có gần 10.000 người, bao gồm người DTTS, hộ nghèo, nạn nhân của bạo lực giới và người khuyết tật, sẽ được hưởng lợi từ các hoạt động của dự án.

Đây là dự án viện trợ không hoàn lại và sẽ kéo dài trong 4 năm (2022 - 2026), với 3 hợp phần tương ứng. Hợp phần đầu tiên của dự án kéo dài 4 năm, sẽ giúp cải thiện khả năng tiếp cận và thúc đẩy nhu cầu sử dụng các dịch vụ trợ giúp pháp lý.

Một buổi trợ giúp pháp lý cho đồng bào DTTS do Trung tâm Trợ giúp pháp lý tỉnh Tuyên Quang thực hiện
Một buổi trợ giúp pháp lý cho đồng bào DTTS do Trung tâm Trợ giúp pháp lý tỉnh Tuyên Quang thực hiện

Hợp phần thứ hai, sẽ nâng cao năng lực cho những người thực hiện trợ giúp pháp lý, cung cấp những kỹ năng cần thiết để xử lý các vụ án hình sự, dân sự, gia đình và hành chính, cộng với những kỹ năng giao tiếp cần thiết để làm việc với nhiều nhóm đối tượng.

Hợp phần thứ ba sẽ bao gồm, các hoạt động thí điểm nhằm mở rộng mạng lưới cung cấp dịch vụ trợ giúp pháp lý và thiết lập hệ thống giám sát để đánh giá chất lượng dịch vụ.

Các hoạt động của Dự án khi được triển khai thực hiện, sẽ tạo điều kiện tốt hơn đối với người dân ở các huyện nghèo, xã nghèo, thôn, bản đặc biệt khó khăn trong việc thụ hưởng dịch vụ trợ giúp pháp lý. Qua đó góp phần vào việc thực hiện công bằng xã hội, nâng cao đời sống nhân dân, xoá đói, giảm nghèo, thúc đẩy phát triển kinh tế của địa phương.

Mới đây tại Hà Nội, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long đã tới dự lễ khởi động dự án "Tăng cường trợ giúp pháp lý cho người nghèo và đối tượng yếu thế" do Ngân hàng Thế giới tài trợ từ nguồn hỗ trợ của Quỹ Phát triển xã hội Nhật Bản.

Lễ khởi động dự án chính là kết quả của những nỗ lực và tinh thần hợp tác thiện chí giữa Bộ Tư pháp Việt Nam và Ngân hàng Thế giới cùng với Đại sứ quán Nhật Bản trong suốt hơn 3 năm vừa qua. Ngân hàng Thế giới và Nhật Bản đều là những đối tác hợp tác truyền thống với Việt Nam nói chung và Bộ Tư pháp nói riêng, vì vậy, việc tổ chức Lễ khởi động Dự án “Tăng cường trợ giúp pháp lý cho người nghèo và đối tượng yếu thế” do WB thực hiện từ nguồn vốn tài trợ của Chính phủ Nhật Bản tiếp tục là minh chứng cho mối quan hệ tốt đẹp giữa Bộ Tư pháp Việt Nam với WB và Chính phủ Nhật Bản trong lĩnh vực pháp luật và tư pháp.

Tin cùng chuyên mục
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Sáng 9/11, tại Tp. Pleiku, tỉnh Gia Lai, Ủy ban Dân tộc phối hợp với các ban, bộ, ngành Trung ương và các địa phương tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I từ năm 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) khu vực miền Trung - Tây Nguyên và đề xuất nội dung Chương trình MTQG 1719 giai đoạn II từ năm 2026 - 2030.