Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Bộ trưởng, Chủ nhiệm UBDT Hầu A Lềnh làm việc với KOICA Việt Nam

Hồng Phúc - 18:37, 05/01/2023

Chiều 5/1, tại trụ sở Ủy ban Dân tộc (UBDT), Bộ trưởng, Chủ nhiệm UBDT Hầu A Lềnh đã tiếp và làm việc với Đoàn đại biểu Cơ quan Hợp tác Quốc tế Hàn Quốc (KOICA) Việt Nam.

Quang cảnh buổi làm việc
Quang cảnh buổi làm việc

Tham dự buổi tiếp có đại diện Lãnh đạo Vụ Hợp tác quốc tế, Vụ Kế hoạch- Tài chính, Văn phòng Chương trình Mục tiêu Quốc gia của UBDT. Về phía KOICA có ông Lee, Junghun - Phó Giám đốc KOICA Việt Nam; Giáo sư Jangsaeng Kim - Viện phó Viện Cannan Hàn Quốc.

Phát biểu tại buổi tiếp đón, Bộ trưởng, Chủ nhiệm UBDT Hầu A Lềnh bày tỏ vui mừng khi được đón tiếp Đoàn đại biểu KOICA Việt Nam. Giới thiệu về vùng đồng bào DTTS của Việt Nam, Bộ trưởng Hầu A Lềnh cho biết, Việt Nam có 53 DTTS, chiếm khoảng 14,7% dân số, chủ yếu sinh sống ở vùng cao, nơi có khí hậu khắc nghiệt nên còn tồn tại rất nhiều khó khăn về cơ sở hạ tầng, điều kiện sống. Hiện nay, Chính phủ Việt Nam tạo điều kiện để phát triển vùng DTTS trên mọi mặt. Đó là Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 với 10 dự án thành phần. Tuy nhiên, để giải quyết những khó khăn của đồng bào thì cần thêm nhiều nguồn lực hỗ trợ. UBDT đang triển khai nhiều giải pháp, tìm kiếm các nguồn lực hỗ trợ từ các tổ chức quốc tế để triển khai hiệu quả chương trình này.

Trao đổi tại buổi tiếp, ông Lee, Junghun - Phó Giám đốc KOICA Việt Nam cho biết: Tại Việt Nam, KOICA mở văn phòng đại diện từ năm 1994. Từ đó đến nay, KOICA tập trung hoạt động ở 4 chương trình, gồm: Chương trình hỗ trợ các dự án; Chương trình cử cán bộ Việt Nam tham quan học tập tại Hàn Quốc; Chương trình cử tình nguyện viên sang Việt Nam; Hỗ trợ kinh phí hoạt động cho các tổ chức phi chính phủ Hàn Quốc. Ở Việt Nam tổ chức KOICA thực hiện chủ yếu là Hỗ trợ dự án và tình nguyện viên.

Bộ trưởng, Chủ nhiệm UBDT Hầu A Lềnh chụp ảnh lưu niệm cùng Đoàn đại biểu KOICA Việt Nam
Bộ trưởng, Chủ nhiệm UBDT Hầu A Lềnh chụp ảnh lưu niệm cùng Đoàn đại biểu KOICA Việt Nam

Thời gian qua, KOICA đã triển khai nhiều dự án tại Việt Nam, trên nhiều lĩnh vực, trong đó có đối tượng là đồng bào DTTS được hưởng lợi. Trong các dự án về phát triển toàn diện nông thôn, KOICA đang hỗ trợ cho một số tỉnh, thành phố về nâng cao thu nhập cho người dân, cải thiện y tế, giáo dục, cơ sở hạ tầng; phần lớn đối tượng thụ hưởng là người dân và học sinh DTTS.

Đến nay, KOICA đã cử hơn 200 tình nguyện viên sang làm việc tại Việt Nam. Các lĩnh vực hoạt động của tình nguyện viên đa dạng trên nhiều lĩnh vực: Tin học, giáo dục (giảng dạy tiếng Hàn), y tế, nông nghiệp (chăn nuôi, lâm nghiệp, trồng rau sạch, thủy lợi, làm vườn, Marketing sản phẩm..) và một số lĩnh vực khác, với thời gian hoạt động từ 1 - 2 năm.

Nhân dịp này, Bộ trưởng, Chủ nhiệm UBDT Hầu A Lềnh cảm ơn KOICA Việt Nam đã triển khai nhiều dự án hiệu quả cho vùng đồng bào DTTS của Việt Nam thời gian qua. Bộ trưởng, Chủ nhiệm đề nghị hai bên sẽ có các cuộc trao đổi sâu sắc hơn để xây dựng hướng hợp tác cụ thể, hiệu quả trong thời gian tới. Qua đó, sẽ sớm xác định được nội dung, lĩnh vực ưu tiên triển khai để giúp người dân vùng DTTS, đồng thời triển khai hiệu quả Chương trình MTQG phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS và miền núi.

KOICA là tên viết tắt tiếng Anh của Cơ quan hợp tác quốc tế Hàn Quốc - là cơ quan thuộc Chính phủ, chịu sự quản lý trực tiếp của Bộ Ngoại giao và Thương mại Hàn Quốc, có nhiệm vụ thực hiện các chương trình viện trợ không hoàn lại cho các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam.

Tại Việt Nam, KOICA Việt Nam được thành lập vào năm 1991.

Tin cùng chuyên mục
Tăng cường nâng cao năng lực cho người dân vùng DTTS và miền núi Nghệ An

Tăng cường nâng cao năng lực cho người dân vùng DTTS và miền núi Nghệ An

Nhằm thúc đẩy đồng bào các DTTS phát triển toàn diện trên các lĩnh vực đời sống, kinh tế, xã hội, trong nhiều năm qua, việc nâng cao kiến thức, trình độ, năng lực… cho người dân vùng đồng bào DTTS và miền núi Nghệ An được các cấp, các ngành trong tỉnh rất quan tâm. Đặc biệt, từ khi triển khai Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn I: từ năm 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719) nội dung này càng được thực hiện bài bản, quyết liệt hơn nhờ nguồn lực đầu tư, hỗ trợ của Chương trình.