Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Chương trình MTQG phát triển Kinh tế - Xã hội
vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi
giai đoạn 2021-2030

Bộ Giáo dục và Đào tạo rà soát vướng mắc về quy chế tổ chức hoạt động của các trường PTDT nội trú, bán trú

Thúy Hồng - 15:26, 20/09/2023

Ngày 20/9, tại Lạng Sơn, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đã tổ chức Hội thảo khảo sát và xây dựng tài liệu tập huấn quy chế Trường Phổ thông dân tộc (PTDT) nội trú, bán trú và tài liệu nâng cao năng lực cho cán bộ quản lý, giáo viên về tổ chức các hoạt động của Trường PTDT nội trú.

Bộ GD&ĐT rà soát vướng mắc về quy chế tổ chức hoạt động của các trường PTDT nội trú, bán trú
Bộ GD&ĐT rà soát vướng mắc về quy chế tổ chức hoạt động của các trường PTDT nội trú, bán trú

Theo ông Nguyễn Văn Hùng - đại diện Vụ Giáo dục Dân tộc, thực hiện Luật GD&ĐT và Chương trình giáo dục phổ thông 2018, Bộ GD&ĐT đã ban hành Thông tư 03 ngày 6/2/2023 về Quy chế tổ chức và hoạt động của trường PTDT bán trú và Thông tư 04 ngày ngày 23/2/2023 về Quy chế tổ chức và hoạt động của trường PTDT nội trú. Các thông tư mới đã cụ thể hóa nhiệm vụ của trường PTDT nội trú, phân cấp triệt để nhiệm vụ của từng cơ quan đơn vị.

Hiện nay Bộ GD&ĐT đang xây dựng tài liệu tập huấn quy chế trường PTDT bán trú, nội trú và tài liệu nâng cao năng lực cho cán bộ quản lý, giáo viên quản lý và tổ chức các hoạt động của trường PTDT nội trú để tháo gỡ những khó khăn vướng mắc khi triển khai thực hiện theo các thông tư mới

Phát biểu tại Hội thảo, đại diện Phòng GD&ĐT huyện Bình Gia cho biết: Thực hiện Thông tư 03 về quy chế tổ chức và hoạt động của trường PTDT bán trú đã tháo gỡ được những khó khăn, vướng mắc trong hoạt động của trường bán trú. Tuy nhiên, hiện nay, cơ sở vật chất của các trường bán trú vẫn còn thiếu, nhiều trường chưa có nhà ở bán trú cho học sinh. Bên cạnh đó công tác tuyển sinh còn gặp khó khăn về khoảng cách địa lý.

Cô Vương Xuân Thuận - Hiệu trưởng Trường PTDT Nội trú tỉnh Lạng Sơn phát biểu tại Hội thảo
Cô Vương Xuân Thuận - Hiệu trưởng Trường PTDT Nội trú tỉnh Lạng Sơn phát biểu tại Hội thảo

Ông Lương Văn Cường, đại diện Phòng GD&ĐT huyện Lộc Bình cho biết: Hiện nay công tác xét duyệt học sinh bán trú còn có vướng mắc. Theo quy định học sinh THCS cách trường 7 km, học sinh tiểu học có khoảng cách 3 km thì được hưởng chế độ bán trú. Hiện nay có nhiều học sinh có khoảng cách gần hơn không được hưởng chế độ bán trú, nhưng do ở vùng miền núi, đường sá đi lại khó khăn, địa hình hiểm trở đi lại vất vả nên rất thiệt thòi cho các em học sinh. Các đại biểu kiến nghị cần có sự điều chỉnh về quy định khoảng cách để các em học sinh được thụ hưởng chế độ bán trú, yên tâm học tập.

Nhiều đại biểu cũng kiến nghị, hiện nay công tác chăm sóc, tổ chức bán trú rất đặc thù, do các em học sinh bán trú còn rất nhỏ, vì vậy cần có chế độ chính sách cho bộ phận quản lý bán trú.

Tại Hội thảo, các đại biểu cũng thảo luận về hoạt động của trường dân tộc nội trú (DTNT) theo Thông tư 04 ngày ngày 23/2/2023 về Quy chế tổ chưc và hoạt động của trường PTDT nội trú.

Phát biểu tại Hội thảo, cô Vương Xuân Thuận - Hiệu trưởng Trường PTDT Nội trú tỉnh Lạng Sơn cho biết: Hiện nay toàn tỉnh Lạng Sơn hiện nay có 10 trường DTNT. Đối với Trường THPT DTNT tỉnh Lạng Sơn là loại hình trường chuyên biệt. Hầu hết các em đến từ vùng sâu, vùng xa, gồm các dân tộc: Tày, Nùng, Mường, Dao....

Trong những năm qua, tập thể nhà trường luôn kịp thời đổi mới trong công tác lãnh đạo, quản lý, đẩy mạnh quản trị nhà trường, phát huy dân chủ trường học, đồng thời bồi dưỡng, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, giáo viên… đáp ứng những yêu cầu đặt ra thực hiển đổi mới giáo dục theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018.

Năm học 2022 - 2023, trường có 600 học sinh, cơ cấu 20 lớp học. Tỷ lệ học sinh khá giỏi của nhà trường luôn đứng top đầu các trường THPT trong tỉnh. Hằng năm, kết quả thi tốt nghiệp đạt 100%; học sinh đỗ đại học, cao đẳng từ trên 70% đến trên 80%, riêng năm 2022, tỷ lệ học sinh thi đỗ đại học đạt 73,3%, cao nhất tỉnh.

Tuy nhiên, hiện nay Nhà trường còn gặp phải những khó khăn, vướng mắc về cơ sở vật chất. Thiếu phòng học, phòng ở, phòng tổ chuyên môn nên việc ôn luyện các đội tuyển học sinh giỏi, sinh hoạt tổ chuyên môn nhà trường phải bố trí tạm trong các phòng kho, phòng thực hành không đủ khoảng cách, chỗ ngồi…Do là trường đặc thù, số lượng nhân viên, phục vụ nhiều đặc biệt là nhân viên nấu ăn, phục vụ…tiền lương thấp, ảnh hưởng đến việc yên tâm công tác lâu dài.

(Tin PV - ĐÃ BT) Bộ Giáo dục và Đào tạo rà soát vướng mắc về quy chế tổ chức hoạt động của các trường PTDT nội trú, bán trú 2
Đại biểu phát biểu tại Hội thảo

Tại Hội thảo các đại biểu cũng kiến nghị việc triển khai thực hiện các hoạt động giáo dục hướng nghiệp, trải nghiệm, kỹ năng sống… theo thông tư mới ban hành còn vướng mắc do mới áp dụng, chưa có tổ chuyên trách.

Theo Thầy Phạm Đức Vinh - Phó Hiệu trưởng Trường Phổ thông DTNT THCS và THPT huyện Văn Lãng, hiện nay Nhà trường đang khó khăn trong việc triển khai xây dựng kế hoạch, kinh phí thực hiện các hoạt động trải nghiệm. Đối với hoạt động giáo dục hướng nghiệp dạy nghề truyền thống không thể triển khai thực hiện, do chưa thể phối hợp với các đơn vị để giảng dạy.

Tại Hội thảo, Đoàn công tác của Bộ GD&ĐT đã ghi nhận những khó khăn, vướng mắc, giải đáp những thắc mắc của các trường thực hiện các hoạt động theo thông tư mới. Trên cơ sở kiến nghị của các đại biểu Bộ GD&ĐT sẽ xây dựng bộ tài liệu hướng dẫn nâng cao năng lực quản lý và hoạt động của các trường.

Tin cùng chuyên mục
Phổ cập xóa mù chữ: Cách làm hay ở Lạng Sơn

Phổ cập xóa mù chữ: Cách làm hay ở Lạng Sơn

Không chỉ được tăng cường khả năng sử dụng tiếng Việt, kỹ năng tính toán, mà các học viên còn được tham dự Ngày hội giao lưu Toán, Tiếng Việt để vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn… Đây là cách làm sáng tạo trong công tác xóa mù chữ đã và đang lan tỏa, góp phần nâng cao chất lượng công tác xóa mù chữ cho đồng bào DTTS vùng sâu, vùng xa, biên giới Lạng Sơn.