Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Bộ đội Biên phòng trên mặt trận phòng, chống dịch

Minh Thu - 09:58, 14/04/2020

Trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, thời gian qua, toàn lực lượng Bộ đội Biên phòng (BĐBP) đã nỗ lực vượt qua gian khổ, tổ chức tốt công tác bảo vệ biên giới, phòng, chống, ngăn chặn dịch bệnh xâm nhập vào nội địa. Sự hy sinh thầm lặng của những người lính Biên phòng đã góp phần tô thắm hình ảnh “Bộ đội cụ Hồ”.

Ba tháng qua, đã có 6.096 cán bộ, chiến sĩ BĐBP ngày đêm trực chốt, bám biên, vừa bảo vệ an ninh biên giới, vừa phòng chống dịch Covid-19
Ba tháng qua, đã có 6.096 cán bộ, chiến sĩ BĐBP ngày đêm trực chốt, bám biên, vừa bảo vệ an ninh biên giới, vừa phòng chống dịch Covid-19

Cuối tháng 1/2020, thực hiện công tác phòng, chống dịch Covid-19, chốt Khu Chu Lìn của Đồn Biên phòng (ĐBP) Y Tý, BĐBP Lào Cai được dựng ở bản Khu Chu Lìn, Xã A Lù, Huyện Bát Xát (Lào Cai) trên nền đất lều canh nương của ông Tẩn Sài Mềnh. Ông Mềnh đã nhường phần đất của gia đình để BĐBP làm chốt gác, phòng, chống dịch Covid-19. Cán bộ, chiến sĩ ĐBP Y Tý đã sửa chữa, cải tạo lều canh nương của ông Mềnh trở thành căn nhà sạch sẽ, gọn gàng. 

Từ ngày có nhà mới, ông Mềnh năng ra chốt với bộ đội hơn, có hôm còn ngủ lại chốt. Nhờ có ông Mềnh, công tác chống dịch trên biên giới của cán bộ, chiến sĩ ĐBP Y Tý thuận lợi hơn, khi ông vừa làm nhiệm vụ phiên dịch cho bộ đội, vừa hỗ trợ cán bộ y tế tiếp nhận, đưa người nhập cảnh trái phép về khu cách ly. 

Không chỉ luân phiên trực chống dịch Covid-19 tại chốt và các đường mòn, lối mở trên biên giới, các cán bộ trong tổ công tác của chốt Khu Chu Lìn còn là những “tuyên truyền viên” thường xuyên tuyên truyền, vận động dân bản phòng, chống dịch. Nhờ BĐBP tuyên truyền, vận động, đồng bào Dao ở Khu Chu Lìn đã biết dùng khẩu trang, nước sát khuẩn để phòng, chống dịch Covid-19.

Từ đầu năm đến nay, ĐBP Y Tý đã lập các chốt dã chiến, duy trì 100% quân số, luân phiên trực 24/24 giờ tại các chốt, thường xuyên cập nhật thông tin, nhất là các biện pháp phòng, chống dịch để thực hiện và tuyên truyền cho Nhân dân trên địa bàn. Đã phát hiện, xử lý 13 công dân Việt Nam nhập cảnh trái phép từ Trung Quốc về Việt Nam, bàn giao toàn bộ về khu cách ly theo quy định.

Chốt biên giới Vàng Ma Chải, huyện Phong Thổ, ở nơi cao nhất nhì tỉnh Lai Châu với nhiệt độ luôn dưới 10oC, nhiều hôm lạnh 3 - 4oC. Chốt được lập tại đây từ cuối tháng 1/2020. Vì ở trên cao nên sương mù nhiều, ngoài việc nấu ăn vất vả, quần áo chăn màn, giày tất lúc nào cũng ẩm ướt. Có hôm, trời mưa rét, anh em đi tuần về ủ gói mì tôm, chuẩn bị ăn thì một cơn gió ào tới, hất đổ cả bát mì... Nhiều hôm, trời mưa tầm tã, chiếc lán biên phòng căng mình chống chọi mưa gió, chăn gối ướt nhẹp, anh em dầm mưa cả đêm... Không điện, không sóng điện thoại, cũng không có phương tiện giải trí...

“Lính Biên phòng chúng tôi đã quen với việc ăn núi, ngủ rừng. Tuy thiếu thốn đủ thứ, nhưng anh em lúc nào cũng động viên nhau hoàn thành tốt nhiệm vụ”, Thượng úy Lự Văn Thuật, cán bộ ĐBP Vàng Ma Chải chia sẻ.

Với 265km đường biên giới giáp với Trung Quốc, lực lượng BĐBP Lai Châu đang ngày đêm sát cánh cùng người dân phòng, chống dịch Covid-19, bảo vệ cuộc sống. Ngoài việc lập chốt tuần tra, kiểm soát tại các đường mòn, lối mở, không để người dân tự do qua lại, việc đẩy mạnh công tác tuyên truyền phòng, chống dịch, phát khẩu trang và dung dịch sát khuẩn đến người dân được lực lượng BĐBP thực hiện nghiêm túc. 

“Vất vả là vậy nhưng cán bộ, chiến sĩ BĐBP không nản lòng, duy trì 38 - 57 tổ công tác chốt chặn với trên 200 lượt cán bộ, chiến sĩ. 3 tháng qua, trên toàn tuyến, BĐBP Lai Châu đã phát hiện kịp thời 266 trường hợp công dân nhập cảnh trái phép đưa vào khu cách ly theo quy định”, Đại tá Phan Hồng Minh, Chính ủy BĐBP Lai Châu cho biết.

Tin cùng chuyên mục
Tăng cường nâng cao năng lực cho người dân vùng DTTS và miền núi Nghệ An

Tăng cường nâng cao năng lực cho người dân vùng DTTS và miền núi Nghệ An

Nhằm thúc đẩy đồng bào các DTTS phát triển toàn diện trên các lĩnh vực đời sống, kinh tế, xã hội, trong nhiều năm qua, việc nâng cao kiến thức, trình độ, năng lực… cho người dân vùng đồng bào DTTS và miền núi Nghệ An được các cấp, các ngành trong tỉnh rất quan tâm. Đặc biệt, từ khi triển khai Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn I: từ năm 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719) nội dung này càng được thực hiện bài bản, quyết liệt hơn nhờ nguồn lực đầu tư, hỗ trợ của Chương trình.