Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Bộ Công an dự thảo nhiều quy định mới liên quan đến căn cước công dân

Lam Anh - 09:51, 28/06/2022

Bộ Công an vừa có dự thảo báo cáo tổng kết và đánh giá tác động của chính sách về căn cước công dân (CCCD). Trong dự thảo, Bộ Công an thông tin về những kết quả thi hành Luật CCCD, đồng thời chỉ ra những bất cập và đề xuất nhiều quy định mới.

Bộ Công an dự thảo bổ sung ADN, giọng nói vào dữ liệu căn cước
Bộ Công an dự thảo bổ sung ADN, giọng nói vào dữ liệu căn cước

Bổ sung ADN, giọng nói vào dữ liệu căn cước

Theo Bộ Công an, Luật CCCD hiện nay quy định dữ liệu của công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, cơ sở dữ liệu CCCD chỉ bao gồm một số nhóm thông tin (họ, tên, năm sinh…). Việc giới hạn trong phạm vi nêu trên sẽ gây khó khăn khi triển khai Đề án 06 của Thủ tướng về phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia.

Do đó, Bộ Công an đề xuất bổ sung một số nhóm thông tin vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư gồm: Số CMND cũ, người giám hộ, người được giám hộ, thông tin về người không quốc tịch nhưng đã sinh sống ổn định, lâu dài tại Việt Nam…

Đặc biệt, Bộ Công an đề xuất chỉnh lý tên gọi cơ sở dữ liệu CCCD thành cơ sở dữ liệu căn cước. Đồng thời bổ sung một số nhóm thông tin vào cơ sở dữ liệu căn cước gồm: Thông tin sinh trắc học (mống mắt, ADN, giọng nói), thông tin về người không quốc tịch nhưng đã sinh sống ổn định tại Việt Nam, tài khoản định danh điện tử.

Nếu thực hiện những đề xuất trên, Bộ Công an cho rằng cơ quan quản lý nhà nước không phải thực hiện các hoạt động điều tra, thu thập thông tin của công dân và người không quốc tịch nhưng sinh sống ổn định, lâu dài tại Việt Nam một cách đơn lẻ; giảm nhân lực và đầu mối cần bố trí để quản lý thông tin cá nhân.

Ngoài ra, thông tin của công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, cơ sở dữ liệu CCCD sẽ được làm giàu thêm; phát huy giá trị trong việc xác thực thông tin cá nhân; thực hiện công tác thống kê, phân tích, dự báo, thiết lập bản đồ số dân cư…

Đối với cá nhân, công dân và người không quốc tịch nhưng sinh sống ổn định, lâu dài tại Việt Nam sẽ không phải kê khai nhiều lần, làm việc với nhiều cơ quan khác nhau để cung cấp thông tin; thuận lợi trong việc khai thác, sử dụng thông tin mình đã cung cấp vì dữ liệu này đã có tập trung ở Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, cơ sở dữ liệu căn cước.

Bộ Công an đề xuất bổ sung quy định cấp CCCD cho trẻ dưới 14 tuổi
Bộ Công an đề xuất bổ sung quy định cấp CCCD cho trẻ dưới 14 tuổi

Đề xuất cấp CCCD cho trẻ dưới 14 tuổi

Cũng theo Bộ Công an, Luật CCCD không quy định cấp CCCD cho người dưới 14 tuổi và cấp số định danh cá nhân, giấy chứng nhận căn cước cho trường hợp người không quốc tịch nhưng đã sinh sống ổn định, lâu dài tại Việt Nam.

Để bảo đảm quyền, lợi ích chính đáng cho công dân, Bộ Công an đề xuất bổ sung quy định cấp CCCD cho trẻ dưới 14 tuổi (hiện nay có khoảng 20 triệu người); đối với trẻ mới sinh, việc thực hiện cấp CCCD được thực hiện đồng thời trong thủ tục liên thông khi đăng ký khai sinh. Đồng thời bổ sung quy định về cấp giấy chứng nhận căn cước cho người không có quốc tịch nhưng đã sinh sống ổn định, lâu dài tại Việt Nam.

Nếu đề xuất trên được áp dụng, quy định mới sẽ giúp giảm thiểu được giấy tờ, thủ tục hành chính đối với công dân dưới 14 tuổi được cấp CCCD và có cơ sở để cung cấp, giải quyết một số thủ tục hành chính liên quan đến người không quốc tịch nhưng đã sinh sống ổn định, lâu dài tại Việt Nam.

Ngoài ra, Bộ Công an còn đề xuất bổ sung quy định giải quyết vướng mắc trong cấp CCCD cho người không có nơi thường trú, không đầy đủ một số thông tin cá nhân khác như ngày, tháng sinh, quê quán (theo ba cấp hành chính) hoặc có thông tin kê khai về dân tộc, tôn giáo khác không nằm trong danh mục quy định của cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành.

Tích hợp một số thông tin khác của công dân vào CCCD

Cũng trong dự thảo, hiện nay công dân có nhiều loại giấy tờ khác nhau như CCCD, thẻ BHYT, sổ BHXH, giấy phép lái xe, thẻ cán bộ, công chức, thẻ học sinh, văn bằng, chứng chỉ... Việc có quá nhiều loại giấy tờ khác nhau gây ra khó khăn nhất định cho công dân trong bảo quản, sử dụng, nhất là trong thực hiện các thủ tục hành chính, các tiện ích, dịch vụ công.

Bộ Công an đề xuất bổ sung quy định về việc tích hợp một số thông tin khác của công dân (ngoài thông tin về CCCD) vào CCCD và thay thế việc sử dụng một số loại giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền cấp chứa thông tin đã được tích hợp.

Việc làm trên giúp cơ quan nhà nước giảm hồ sơ, giấy tờ cần kiểm tra, lưu trữ khi giải quyết thủ tục hành chính; với cá nhân sẽ giảm giấy tờ, tài liệu phải cung cấp khi thực hiện các thủ tục hành chính, dịch vụ hành chính công.

Tin cùng chuyên mục
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Sáng 9/11, tại Tp. Pleiku, tỉnh Gia Lai, Ủy ban Dân tộc phối hợp với các ban, bộ, ngành Trung ương và các địa phương tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I từ năm 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) khu vực miền Trung - Tây Nguyên và đề xuất nội dung Chương trình MTQG 1719 giai đoạn II từ năm 2026 - 2030.