Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Bình xét, công nhận các danh hiệu văn hóa ở Phú Yên: Chưa chú trọng chất lượng

Phương Lê - 15:12, 27/12/2019

Thời gian qua, từ việc thực hiện tốt Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” đã góp phần xây dựng nếp sống văn minh, giữ gìn lối sống văn hóa, thuần phong mỹ tục của các dân tộc trên địa bàn tỉnh Phú Yên. Tuy nhiên, kết quả từ thực tế đang bộc lộ một số hạn chế nhất định, trong đó nổi lên là việc xét công nhận các danh hiệu văn hóa còn chưa chặt chẽ, thiếu công khai, dân chủ, chưa bám sát tiêu chuẩn và còn chạy theo số lượng.

Một buổi sinh hoạt văn hóa cộng đồng của người dân xã Xuân Quang 2, huyện Đồng Xuân (Phú Yên).
Một buổi sinh hoạt văn hóa cộng đồng của người dân xã Xuân Quang 2, huyện Đồng Xuân (Phú Yên)

Còn nhiều bất cập

Theo Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) tỉnh Phú Yên, năm 2018, toàn tỉnh có 233.635/251.519 hộ gia đình văn hóa (GĐVH), chiếm 92,89%; 567/625 thôn, buôn, khu phố đạt chuẩn văn hóa, chiếm 90,72%; 57/112 xã đạt chuẩn văn hóa nông thôn mới và phường, thị trấn đạt chuẩn văn minh đô thị, chiếm 50,89%; 807/874 cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa, chiếm 92,33%.

Tuy nhiên, qua khảo sát thực tế, ở một số địa phương có số đơn vị đạt chuẩn văn hóa theo báo cáo chiếm tỷ lệ rất cao, nhưng thực trạng đời sống văn hóa - xã hội lại đang có diễn biến phức tạp; còn xảy ra nhiều tệ nạn xã hội, vi phạm an ninh trật tự, tội phạm, chưa có ý thức giữ gìn cảnh quan, vệ sinh môi trường thôn, xóm...

Ông Nguyễn Hữu Hên, Trưởng thôn Triêm Đức, xã Xuân Quang 2, huyện Đồng Xuân, bày tỏ: Hiện có quá nhiều cuộc vận động và phong trào diễn ra trên khắp các địa bàn, với nhiều lĩnh vực khác nhau, cùng triển khai trong một thời gian đã làm cho công tác tuyên truyền, vận động, phổ biến các quy định về tiêu chí bình xét các danh hiệu văn hóa đến người dân không đạt hiệu quả cao.

Ngoài ra, tiêu chí bình xét các danh hiệu văn hóa, đặc biệt là việc xét chọn GĐVH hiện nay vẫn chưa cụ thể. Việc công nhận danh hiệu GĐVH chỉ mới dừng lại ở công tác vận động tuyên truyền và khen thưởng GĐVH tiêu biểu theo quy định, chưa có hình thức chế tài đối với hộ gia đình không đạt danh hiệu GĐVH...

Cần công khai và xét đến yếu tố đặc thù

Để các danh hiệu văn hóa phát huy sức mạnh thực sự ở cơ sở, tạo được sự đồng thuận mạnh mẽ, hầu hết các đơn vị, địa phương đều kiến nghị, Ban chỉ đạo phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” tỉnh cần có các nhóm giải pháp để triển khai hiệu quả Nghị định 122/2018/NĐ-CP ngày 17/9/2018 của Chính phủ quy định về xét tặng các danh hiệu GĐVH, Thôn văn hóa, Làng văn hóa, Tổ dân phố văn hóa và hướng dẫn các bảng chấm điểm, tự đánh giá thực hiện tiêu chí bình xét GĐVH, Khu dân cư văn hóa... Đồng thời, gắn công tác xây dựng các danh hiệu với những quyền lợi cụ thể để người dân phấn đấu thực hiện ngày càng tốt hơn, nhân rộng các mô hình hay, hiệu quả trên địa bàn tỉnh.

Tại buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh Phú Yên và đại diện lãnh đạo sở, ban ngành liên quan, bà Hoàng Thị Hạnh, Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc (UBDT) đã đề nghị tỉnh Phú Yên cần tiếp tục chú trọng nội dung xây dựng GĐVH, nâng cao chất lượng gia đình, thôn, buôn, khu phố văn hóa. Đối với vùng đồng bào DTTS cần có cách làm linh hoạt, phù hợp với thực tiễn, triển khai những cuộc vận động mang tính đặc thù; phát huy vai trò Người có uy tín trong Phong trào; quan tâm đến việc tiếp cận thông tin, cấp phát các ấn phẩm báo chí ở các xã vùng sâu, vùng xa; nâng cao chất lượng cán bộ ở cơ sở, nhất là vùng đồng bào DTTS, bảo đảm đủ năng lực để đảm nhận các dự án được triển khai trên địa bàn…

Tin cùng chuyên mục
Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ngày 22/11, tại TP. Phan Rang-Tháp Chàm, UBND tỉnh Ninh Thuận long trọng tổ chức Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024 với chủ đề: “Các dân tộc tỉnh Ninh Thuận đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững”. Đến dự có Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc (UBDT) Nông Thị Hà; Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy - Chủ tịch HĐND tỉnh Phạm Văn Hậu; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Minh Hoàng, lãnh đạo các sở, ban, ngành, các huyện, thành phố cùng 250 đại biểu đại diện cho gần 170.000 đồng bào các DTTS trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.