Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Bình Thuận: Tập trung nguồn lực đầu tư cơ sở hạ tầng vùng đồng bào DTTS

Đăng Diện - Ngọc Ánh - 11:49, 06/10/2023

Trong những năm qua, Tỉnh ủy, HĐND và UBND tỉnh Bình Thuận luôn quan tâm đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng ở các thôn, xã đặc biệt khó khăn nhằm thu hẹp dần khoảng cách giữa vùng đồng bào DTTS và miền núi với vùng đồng bằng, thành thị. Ngoài các công trình hạ tầng được đầu tư theo các Chương trình của Trung ương như Chương trình giảm nghèo bền vững, Chương trình xây dựng nông thôn mới, Chương trình MTQG 1719, tỉnh Bình Thuận đã huy động hàng chục tỷ đồng từ ngân sách tỉnh để tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội vùng DTTS và miền núi.

Tỉnh Bình Thuận tập trung xây dựng cơ sở hạ tầng, giao thông cho vùng đồng bào DTTS và miền núi (Ảnh TL)
Tỉnh Bình Thuận tập trung xây dựng cơ sở hạ tầng, giao thông cho vùng đồng bào DTTS và miền núi (Ảnh TL)

Trên địa bàn tỉnh Bình Thuận hiện có 34 thành phần DTTS cùng sinh sống, với trên 104.000 người, chiếm hơn 8% dân số của tỉnh. Theo đánh giá của UBND tỉnh, những năm gần đây nhờ sự quan tâm, đầu tư của các cấp, ngành, địa phương nên sản xuất vùng đồng bào dân tộc phát triển khá, năng suất tăng.

Hàng năm, tỉnh đã dành nguồn vốn ngân sách đáng kể để giải quyết đất sản xuất, giao khoán quản lý, bảo vệ rừng, đặc biệt là đầu tư kết cấu hạ tầng. Các chương trình dự án, chính sách vùng đồng bào dân tộc đã góp phần quan trọng trong việc thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia được triển khai thực hiện khá tốt. Từ đó, đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào DTTS của tỉnh không ngừng được cải thiện. Tuy nhiên, thực tế hiện nay ở vùng DTTS và miền núi của tỉnh vẫn còn nhiều khó khăn, cần được tiếp tục quan tâm đầu tư, hỗ trợ, đặc biệt là lĩnh vực đầu tư cơ sở hạ tầng vùng đồng bào DTTS và miền núi.

Để tiếp tục đáp ứng nhu cầu giao thông đi lại, vận chuyển hàng hóa, góp phần phát triển sản xuất, nâng cao đời sống, phát triển kinh tế- xã hội vùng đồng bào DTTS, ngày 28/9/2021, HĐND tỉnh Bình Thuận đã ban hành Nghị quyết số 36/NQ-HĐND về phê duyệt chủ trương đầu tư Chương trình Hỗ trợ đầu tư kết cấu hạ tầng vùng đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021- 2025. Chương trình tập trung nguồn vốn đầu tư xây dựng 12 công trình trên địa bàn các huyện: Tuy Phong, Bắc Bình, Hàm Thuận Bắc, Hàm Tân, Tánh Linh và Đức Linh với tổng mức đầu tư là 38.323 triệu đồng. Trong đó: Nguồn vốn Xổ số kiến thiết trong kế hoạch đầu tư công trung hạn của tỉnh giai đoạn 2021 - 2025 là 25.000 triệu đồng và ngân sách các huyện là 13.323 triệu đồng.

Đoàn khảo sát thực tế các danh mục công trình, dự án được hỗ trợ đầu tư kết cấu hạ tầng trên địa bàn xã Phan Dũng, huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận.
Đoàn khảo sát thực tế các danh mục công trình, dự án được hỗ trợ đầu tư kết cấu hạ tầng trên địa bàn xã Phan Dũng, huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận. (Ảnh TL)

Đến nay, đã có 7 công trình hoàn thành, đang thực hiện các thủ tục thanh quyết toán, bàn giao đưa vào sử dụng. Cụ thể là các công trình: Nâng cấp đường vào khu dân cư thôn Phú Điền, xã Phan Điền; Nâng cấp đường giao thông nông thôn khu trung tâm thôn 2, xã Sông Lũy; Nâng cấp đường khu sản xuất từ kênh chính Cà Giây đến kênh Nam Tà Mú, xã Bình An, huyện Bắc Bình; Nâng cấp đường vào khu sản xuất Nách Nai, xã Đông Tiến, huyện Hàm Thuận Bắc; Nâng cấp, sửa chữa đường vào khu sản xuất 64 ha vùng đồng bào DTTS thôn Suối Máu, xã Tân Hà, huyện Hàm Tân; Nâng cấp tuyến đường từ trạm y tế xã đến đường nhựa xóm 4, thôn 1 và tuyến đường từ đường nhựa xóm 4, thôn 1 đến nhà ông Nguyễn Thân, xã Măng Tố, huyện Tánh Linh và công trình đường giao thông nội đồng thôn 9, xã Mê Pu, huyện Đức Linh).

Có 4 công trình đang triển khai thi công gồm: Công trình khai hoang cải tạo đồng ruộng và hệ thống kênh khu A xã Phan Dũng, huyện Tuy Phong; Công trình nâng cấp tuyến đường xóm 5, khu phố Tân Thành, thị trấn Lạc Tánh; Công trình nâng cấp, sửa chữa đường vào khu sản xuất thôn Đồng Me, xã Đức Thuận; Công trình nâng cấp tuyến đường cuối khu dân cư thôn 4, xã Đức Bình, huyện Tánh Linh) và 1 công trình của huyện Tánh Linh phải điều chuyển vốn cho công trình khác.

Công trình nâng cấp tuyến đường xóm 5, khu phố Tân Thành, thị trấn Lạc Tánh, huyện Tánh Linh đang triển khai thi công.
Công trình nâng cấp tuyến đường xóm 5, khu phố Tân Thành, thị trấn Lạc Tánh, huyện Tánh Linh đang triển khai thi công. (Ảnh TL)

Đối với các công trình đang thi công, UBND các huyện đang khẩn trương đôn đốc các nhà thầu thi công để sớm bàn giao đưa vào sử dụng vào cuối năm 2023.

Ông K’Văn Góa, Chủ tịch UBND xã Đông Tiến, huyện Hàm Thuận Bắc cho biết: “Khu vực Nách Nai là vùng sản xuất bắp lai tập trung của xã. Trước đây, khi chưa được đầu tư làm đường, bà con thu hoạch bắp phải thuê xe vận chuyển ra ngoài, mất thêm tiền vận chuyển. Nay có đường lớn, xe ô tô vào tận rẫy cân bắp cho đồng bào Cơ Ho, giúp đồng bào giảm được chi phí vận chuyển, có thêm thu nhập.”

Các công trình hạ tầng thiết yếu phục vụ sản xuất và đời sống của người dân được đầu tư xây dựng đã và đang phát huy hiệu quả tích cực, góp phần phát triển kinh tế - xã hội khu vực miền núi, vùng đặc biệt khó khăn của tỉnh. Thông qua việc lồng ghép thực hiện nhiều chương trình, dự án, trong đó có Chương trình MTQG 1719, Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững và Chương trình MTQG phát triển nông thôn mới… hệ thống kết cấu hạ tầng tại các xã nghèo, nhất là về giao thông, thủy lợi tiếp tục được đầu tư xây dựng, nâng cấp, đáp ứng tốt hơn nhu cầu sản xuất, sinh hoạt cho Nhân dân, góp phần quan trọng vào việc thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, an ninh - quốc phòng vùng đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh.

Một góc nông thôn mới của tỉnh Bình Thuận hôm nay
Một góc nông thôn mới của tỉnh Bình Thuận hôm nay

Ông Nguyễn Minh Tân, Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Bình Thuận cho biết, sau khi các địa phương hoàn thành các công trình được phê duyệt theo Nghị quyết 36/NQ-HĐND của HĐND tỉnh, Ban Dân tộc sẽ tiếp tục phối hợp với các sở, ngành, địa phương tham mưu cho UBND tỉnh quan tâm, đầu tư các hạng mục thiết yếu phục vụ phát triển kinh tế - xã hội vùng DTTS và miền núi. Đặc biệt quan tâm đầu tư các tuyến đường giao thông kết nối liên vùng sản xuất hàng hóa, đường đến trung tâm các xã, thôn, bản, đường liên thôn; các công trình nước sinh hoạt,...; chỉ đạo tăng cường sự phối hợp giữa các ngành, địa phương; xem xét lồng ghép các chính sách trên cùng địa bàn để đảm bảo phát huy hiệu quả.

Bên cạnh đó, Ban Dân tộc cũng tham mưu cho UBND tỉnh tăng cường công tác thông tin tuyên truyền, nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành, địa phương, đơn vị, tạo sự đồng thuận trong nhân dân để thực hiện tốt việc đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu cho các xã, thôn vùng DTTS và miền núi trên địa bàn tỉnh. 

Dự án 4 đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu phục vụ sản xuất và đời sống vùng đồng bào DTTS thuộc Chương trình MTQG 1719 giai đoạn I 2021 -2025, tỉnh Bình Thuận được phân bổ 147.439 triệu đồng đầu tư xây dựng, cải tạo các công trình giao thông nông thôn; kiên cố hóa đường vào khu sản xuất; nâng cấp đường giao thông; công trình đường điện dân sinh (trạm biến áp); đầu tư thiết bị trạm y tế; kè chống xói mòn, sạt lở; nâng cấp, cải tạo kênh nội đồng; kiên cố hóa kênh mương nội đồng; Đầu tư xây dựng, cải tạo nâng cấp mạng lưới chợ vùng đồng bào DTTS và miền núi; sửa chữa, chỉnh trang khuôn viên, vườn hoa trường học; sân bóng đá và trang bị các thiết chế văn hóa thể thao.

Ngoài ra, Dự án còn hỗ trợ kinh phí đầu tư xây dựng 2 nhà hỏa táng điện cho đồng bào DTTS huyện Tuy Phong và Bắc Bình với tổng vốn đầu tư 44 tỷ đồng.


Tin cùng chuyên mục
Kim Bôi (Hòa Bình): Phát huy sức mạnh tổng hợp tiến tới xóa bỏ tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống

Kim Bôi (Hòa Bình): Phát huy sức mạnh tổng hợp tiến tới xóa bỏ tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống

Nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực vùng đồng bào DTTS và miền núi, những năm qua, huyện Kim Bôi, tỉnh Hòa Bình đã huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc nhằm xóa bỏ tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống (TH-HNCHT) và đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận. Nhằm hiểu rõ sự nỗ lực của các cấp ủy, chính quyền cũng như kết quả trong phòng chống TH-HNCHT trên địa bàn huyện, phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Việt Hòa, Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ huyện, Trưởng Phòng Dân tộc huyện Kim Bôi về vấn đề này.