Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Bình Thuận: Phát huy tối đa nguồn lực, nâng cao đời sống cho đồng bào DTTS

L.Phương - 19:23, 20/03/2023

Tỉnh Bình Thuận có 34 DTTS với hơn 100.000 người, chiếm khoảng 8% dân số toàn tỉnh. Thời gian qua, các chương trình, chính sách dân tộc đã được triển khai hiệu quả, đồng bộ trên địa bàn, góp phần từng bước ổn định và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho đồng bào DTTS, nhất là ở vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn.

Tỉnh Bình Thuận tập trung xây dựng cơ sở hạ tầng, giao thông cho vùng đồng bào DTTS&MN
Tỉnh Bình Thuận tập trung xây dựng cơ sở hạ tầng, giao thông cho vùng đồng bào DTTS và miền núi

Thay đổi diện mạo vùng khó khăn

Những năm qua, tỉnh Bình Thuận luôn quan tâm đầu tư cho vùng DTTS và miền núi, với mục tiêu từng bước ổn định và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người dân. Trong đó, chú trọng đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng thiết yếu như đường giao thông, trường học, trạm y tế, nước sinh hoạt, nhà văn hóa… Đến nay, 100% xã vùng đồng bào DTTS có đường ô tô đến trung tâm xã, điện lưới quốc gia, hạ tầng bưu chính, viễn thông đều khắp, trạm y tế có bác sĩ. Đặc biệt, 17 xã miền núi, đạt tiêu chí số 7 về cơ sở hạ tầng thương mại nông thôn; 4/17 xã đã được công nhận đạt Chuẩn nông thôn mới... 

Đơn cử như, Phan Hiệp, là 1 trong 3 xã có phần lớn đồng bào dân tộc Chăm sinh sống của huyện Bắc Bình, với hơn 1.000 hộ dân. Đời sống Nhân dân nơi đây được cải thiện đáng kể, đường làng ngõ xóm sạch đẹp, nhà cửa khang trang, kiên cố. Đến nay, 100% đường xã và đường từ trung tâm xã đến huyện, được nhựa hóa hoặc bê tông hóa đạt chuẩn theo cấp kỹ thuật của Bộ Giao thông Vận tải, bảo đảm ô tô đi lại thuận tiện. 70% đường trục chính nội đồng bảo đảm vận chuyển hàng hóa thuận tiện. Trên 80% diện tích đất sản xuất nông nghiệp được tưới và tiêu nước chủ động…

Không chỉ ở Phan Hiệp, các xã vùng đồng bào DTTS khác cũng ghi dấu sự đổi thay vượt bậc về cơ sở hạ tầng thiết yếu, góp phần ổn định cuộc sống của Nhân dân. Như ở La Ngâu - xã vùng sâu, vùng xa nhất của huyện Tánh Linh và là nơi sinh sống của đồng bào dân tộc Cơ ho, Tày... Nhờ sự quan tâm đầu tư của Nhà nước, đường giao thông nông thôn phủ đến từng xóm ấp, thay đổi diện mạo địa phương vùng sâu này.

Anh Lương Văn Đường, dân tộc Tày cho biết: Trước đây giao thông trong xã đi lại rất vất vả, cách trở bởi sông, suối. Người dân phải qua đò rất vất vả, nguy hiểm nhất khi thủy điện xả lũ. Từ khi cầu bê tông cốt thép làm xong, xe công nông còn qua được nên người dân đi lại thuận lợi, vận chuyển nông sản cũng dễ dàng hơn. Nhờ đó, mức sống của bà con cũng từng bước được nâng lên.

Hỗ trợ người dân miền núi phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập
Người dân ở vùng sâu, vùng xa, miền núi đã chú trọng áp dụng khoa học - kỹ thuật vào sản xuất, nâng cao thu nhập

Tiếp tục đầu tư cho miền núi

Để tiếp tục đầu tư thúc đẩy vùng miền núi phát triển, UBND tỉnh Bình Thuận đã ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: Từ 2021 - 2025.

Nội dung Kế hoạch thực hiện Chương trình nhằm phát huy tối đa nội lực, biến lợi thế, tiềm năng thành nguồn lực quan trọng để địa phương, đồng bào tự lực vươn lên, phát triển và hội nhập; nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân; thu hẹp dần khoảng cách về mức sống, thu nhập của đồng bào DTTS so với bình quân chung của cả nước. Tổng kinh phí thực hiện Chương trình giai đoạn 2021-2025, là hơn 852 tỷ đồng, thực hiện từ năm 2021 đến hết năm 2025, với 10 Dự án thành phần.

Theo đó, tỉnh Bình Thuận phấn đấu đến năm 2025 có 100% xã có đường ô tô đến trung tâm xã được trải nhựa hoặc bê tông, 70% thôn có đường ô tô đến trung tâm được cứng hóa. Ngoài ra, phấn đấu 100% phòng học được kiên cố hóa, 50% trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở đạt chuẩn quốc gia; 98% hộ gia đình được sử dụng nước hợp vệ sinh; thu nhập bình quân 30 triệu đồng/người/năm… 

Ông Nguyễn Minh - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận chia sẻ: Tuy vùng đồng bào DTTS và miền núi của tỉnh đã có những bước khởi sắc, song vẫn còn nhiều khó khăn. Việc triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia, sẽ là cú hích mạnh mẽ thúc đẩy đời sống cùa bà con vươn lên. 

Tin cùng chuyên mục
Quảng Nam: Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến pháp luật trong vùng đồng bào DTTS

Quảng Nam: Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến pháp luật trong vùng đồng bào DTTS

Xác định tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, nâng cao giáo dục pháp luật cho người dân, nhất là vùng đồng bào DTTS và miền núi có ý nghĩa quan trọng trong việc phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, Quảng Nam đã tích cực triển khai và bước đầu đạt được những kết quả đáng khích lệ.