Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Bình Phước: Xuất cấp hơn 115 tấn gạo hỗ trợ học sinh các xã đặc biệt khó khăn

T.Hợp - 20:30, 18/04/2023

UBND tỉnh Bình Phước vừa ban hành quyết định phân bổ gạo hỗ trợ học sinh và trường phổ thông ở các xã, thôn đặc biệt khó khăn trên địa bàn trong học kỳ 2 năm học 2022 - 2023. Theo đó, 1.883 học sinh và trường phổ thông tại các xã, thôn đặc biệt khó khăn trên địa bàn tỉnh Bình Phước được phân bổ hơn 115,8 tấn gạo.

Các đơn vị nhận gạo về trường và cấp tận tay phụ huynh học sinh được hỗ trợ
Các đơn vị nhận gạo về trường và cấp tận tay phụ huynh học sinh được hỗ trợ

Tỉnh Bình Phước có đường biên giới chung với Campuchia dài 260 km trên địa bàn 3 huyện, gồm Bù Gia Mập, Bù Đốp và Lộc Ninh. Toàn tỉnh có 15 xã biên giới, 9 xã và 55 thôn đặc biệt khó khăn, dân số khoảng 1 triệu người, trong đó, gần 20% là đồng bào dân tộc thiểu số thuộc 41 thành phần dân tộc sống đan xen tại 11 xã, phường, thị trấn trên địa bàn.

Theo quyết định phân bổ gạo hỗ trợ học sinh và trường phổ thông ở các xã, thôn đặc biệt khó khăn trên địa bàn trong học kỳ 2 năm học 2022 - 2023.  UBND tỉnh giao Sở Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với Cục Dự trữ nhà nước khu vực Đông Nam Bộ xây dựng kế hoạch cấp phát gạo cho học sinh theo đúng quy định của Bộ Tài chính; hướng dẫn UBND các huyện, thị xã tổ chức giao, tiếp nhận, cấp phát gạo theo đúng quy định.

Theo đó, 1.883 học sinh và trường phổ thông tại các xã, thôn đặc biệt khó khăn trên địa bàn tỉnh Bình Phước được phân bổ hơn 115,8 tấn gạo. Trong đó, huyện biên giới Bù Gia Mập có số học sinh được phân bổ lớn nhất với 1.456 em, với hơn 93 tấn gạo; huyện biên giới Lộc Ninh có 141 học sinh được nhận hơn 10 tấn gạo; huyện Bù Đăng có 162 học sinh được nhận hơn 9 tấn gạo…

Tin cùng chuyên mục
Tăng cường nâng cao năng lực cho người dân vùng DTTS và miền núi Nghệ An

Tăng cường nâng cao năng lực cho người dân vùng DTTS và miền núi Nghệ An

Nhằm thúc đẩy đồng bào các DTTS phát triển toàn diện trên các lĩnh vực đời sống, kinh tế, xã hội, trong nhiều năm qua, việc nâng cao kiến thức, trình độ, năng lực… cho người dân vùng đồng bào DTTS và miền núi Nghệ An được các cấp, các ngành trong tỉnh rất quan tâm. Đặc biệt, từ khi triển khai Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn I: từ năm 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719) nội dung này càng được thực hiện bài bản, quyết liệt hơn nhờ nguồn lực đầu tư, hỗ trợ của Chương trình.