Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Bình Phước: Khai giảng lớp xóa mù chữ cho người dân tại xã Long Tân, huyện Phú Riềng

Như Tâm - Lê Vũ - 12:48, 23/07/2023

Thực hiện kế hoạch triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; giai đoạn I: Từ năm 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719), chiều 21/7, tại Nhà Văn hóa thôn 6, Ban Chỉ đạo xóa mù chữ - Phổ cập giáo dục xã Long Tân (huyện Phú Riềng, tỉnh Bình Phước) tổ chức khai giảng lớp xóa mù chữ năm 2023.

Lớp xoá mùa chữ có 40 học viên đăng ký đi học, hầu hết là đồng bào DTTS
Lớp xóa mù chữ có 40 học viên đăng ký đi học, hầu hết là đồng bào DTTS

Cụ thể, lớp học sẽ kéo dài từ nay đến cuối năm 2023 và được chia làm 2 giai đoạn. Giai đoạn 1 học 3 môn: Tiếng Việt, Toán, Tự nhiên và Xã hội. Giai đoạn 2 học 4 môn: Toán, Tiếng Việt, Khoa học, Lịch sử và Địa lý. Các giáo viên của trường tiểu học Lê Hoàn, xã Long Tân sẽ phụ trách giảng dạy cho bà con vào ban đêm, vì ban ngày bà con bận đi làm.

Bà con tham gia lớp học được hỗ trợ toàn bộ học phí, sách vở, đồ dùng học tập
Bà con tham gia lớp học được hỗ trợ toàn bộ học phí, sách vở, đồ dùng học tập

Nguồn kinh phí cho lớp học được hỗ trợ từ Tiểu dự án 1, thuộc Dự án 5: "Phát triển giáo dục đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực" của Chương trình MTQG 1719, được UBND huyện Phú Riềng giao Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện triển khai thực hiện. Theo đó, bà con sẽ được hỗ trợ toàn bộ học phí, sách vở, đồ dùng học tập.

Được đi học bổ túc, bà con Nhân dân xã Long Tân rất phấn khởi. Đã có gần 40 học viên đăng ký đi học, hầu hết là đồng bào DTTS có đội tuổi từ 10 - 66 tuổi, sinh sống tại thôn 6.

Tin cùng chuyên mục
Vùng miền núi Phú Yên không ngừng khởi sắc

Vùng miền núi Phú Yên không ngừng khởi sắc

Vùng miền núi tỉnh Phú Yên gồm 3 huyện Đồng Xuân, Sơn Hòa và Sông Hinh. Đây là nơi sinh sống của 33 dân tộc anh em, trong đó có 32 dân tộc thiểu số (chủ yếu là Ê Đê, Chăm, Ba Na, Tày, Nùng, Dao…) với trên 60.000 người. Nơi đây cũng từng là căn cứ cách mạng, ghi dấu một thời oanh liệt của quân và dân ta trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ. Được sự quan tâm đầu tư của Nhà nước, cho dù chưa hết khó khăn, nhưng diện mạo ở nhiều xã khó khăn đã có nhiều thay đổi; đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng được cải thiện, nâng cao...