Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Bình Gia (Lạng Sơn): Đưa chính sách giảm nghèo đến người dân

Thúy Hồng (thực hiện) - 14:58, 08/12/2024

Để triển khai hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025, ngay từ đầu giai đoạn, huyện Bình Gia, tỉnh Lạng Sơn đã xây dựng kế hoạch với mục tiêu, chỉ tiêu, giải pháp cụ thể. Trong đó, tập trung nguồn lực đầu tư cơ sở hạ tầng, hỗ trợ phát triển sản xuất, từng bước giảm thiếu hụt các dịch vụ xã hội cơ bản cho người nghèo. Phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển đã có cuộc trao đổi với ông Đào Thế Đông, Trưởng phòng Lao động, Thương binh-Xã hội-Dân tộc huyện Bình Gia về hiệu quả từ đưa chính sách giảm nghèo đến người dân.

Ông Đào Thế Đông, Trưởng phòng Lao động Thương binh-xã hội-Dân tộc huyện Bình Gia
Ông Đào Thế Đông, Trưởng phòng Lao động Thương binh-Xã hội-Dân tộc huyện Bình Gia chia sẻ thông tin đưa chính sách giảm nghèo đến với người dân

PV: Thưa ông, giai đoạn 2021-2025, triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, huyện Bình Gia tập trung vào kế hoạch, nội dung và các biện pháp thực hiện như thế nào?

Ông Đào Thế Đông, Trưởng phòng Lao động Thương binh-Xã hội-Dân tộc (LĐTBXH-DT) huyện Bình Gia:: Để triển khai thực hiện, UBND huyện Bình Gia đã thành lập Ban Chỉ đạo các chương trình mục tiêu quốc gia huyện Bình Gia giai đoạn 2021-2025, do đồng chí Chủ tịch UBND huyện làm Trưởng ban; chỉ đạo cấp xã: thành lập, kiện toàn Ban Chỉ đạo các Chương trình mục tiêu quốc gia.

Hoạt động của Ban Chỉ đạo cấp huyện, cấp xã trong thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững có sự quản lý, điều hành thực hiện chương trình thống nhất từ huyện đến xã. Công tác lập kế hoạch thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững có sự kết hợp giữa kế hoạch 5 năm và kế hoạch hằng năm; việc tổ chức thực hiện đảm bảo tính thống nhất.

Đối với Chương trình giảm nghèo bền vững, sau khi UBND huyện ban hành Kế hoạch, Phòng LĐTBXH-DT tiếp tục tham mưu cho UBND huyện, chỉ đạo, hướng dẫn một số giải pháp cụ thể để đảm bảo đạt được các mục tiêu, chỉ tiêu theo Kế hoạch giảm nghèo đã đề ra.

Căn cứ các chỉ tiêu giảm nghèo được giao, UBND các xã, thị trấn xây dựng Kế hoạch và giao cụ thể chỉ tiêu giảm nghèo đến từng thôn, khối phố để triển khai thực hiện; Các cấp, các ngành xác định, công tác giảm nghèo là một nội dung quan trọng trong các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội. 

Theo đó, chú trọng đẩy mạnh tuyên truyền mục tiêu giảm nghèo sâu rộng đến các cấp, các ngành, các tầng lớp Nhân dân và người nghèo  tạo chuyển biến tích cực về nhận thức trong công tác giảm nghèo; khơi dậy ý chí chủ động, vươn lên của người nghèo; vận động các tổ chức, cá nhân cùng góp sức thực hiện công tác giảm nghèo; tiếp nhận và sử dụng có hiệu quả các chính sách và nguồn lực hỗ trợ của Nhà nước, của cộng đồng để vươn lên thoát nghèo bền vững.

Gia đình chị Long Thị Đàm, xã Hồng Thái, huyện Bình Gia được vay vốn để nuôi trâu phát triển kinh tế
Gia đình chị Long Thị Đàm, xã Hồng Thái, huyện Bình Gia được vay vốn từ chính sách Chương trình giảm nghèo để nuôi trâu phát triển kinh tế

Đồng thời, tập trung nguồn lực ưu tiên đầu tư cơ sở hạ tầng để giảm việc thiếu hụt các dịch vụ xã hội cơ bản của người nghèo, tăng khả năng tiếp cận với các nhu cầu xã hội cơ bản. Lồng ghép việc thực hiện các chính sách hỗ trợ giảm nghèo với các Chương trình MTQG và các chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội khác.

Thực hiện tốt các phong trào thi đua “Vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau". Trong đó, tập trung phát triển sản xuất, giáo dục nghề nghiệp cho người nghèo; đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội ở các xã, thôn đặc biệt khó khăn, phát huy hiệu quả nguồn lực hỗ trợ của Nhà nước và huy động tối đa nguồn lực trong Nhân dân để thực hiện công tác giảm nghèo.

PV: Từ thực tiễn công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức cho tầng lớp Nhân dân hiểu về mục đích, ý nghĩa, tạo sự đồng thuận trong thực hiện các dự án, chính sách giảm nghèo là rất quan trọng. Xin ông cho biết, huyện đã triển khai những giải pháp gì để nâng cao năng lực tuyên truyền về công tác giảm nghèo cho đội ngũ cán bộ cơ sở và người dân.

Ông Đào Thế Đông, Trưởng phòng Lao động, Thương binh-Xã hội-Dân tộc huyện Bình Gia: Xác định giảm nghèo là một trong những mục tiêu quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của huyện. Để thực hiện hiệu quả công tác giảm nghèo, thời gian qua UBND huyện Bình Gia đã tập trung đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức cho cán bộ, Nhân dân về giảm nghèo, công tác chỉ đạo điều hành thực hiện các dự án giảm nghèo được thống nhất từ huyện đến cơ sở. 

Huyện cũng đã đề nghị Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị xã hội phát huy vai trò trách nhiệm trong công tác phối hợp vận động, tuyên truyền hội viên, đoàn viên và Nhân dân tham gia thực hiện và giám sát các công trình, dự án thuộc Chương trình giảm nghèo và các chương trình phát triển kinh tế - xã hội.

Thường xuyên kiểm tra, đôn đốc tiến độ thực hiện, giao nhiệm vụ cho các công chức phụ trách tham mưu, tổ chức triển khai thực hiện Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững đoạn 2021 - 2025 trên địa bàn, phù hợp với điều kiện và tình hình thực tế của địa phương. Tổ chức tập huấn kiến thức cho đội ngũ cán bộ cơ sở để nâng cao năng lực thực hiện công tác giảm nghèo.

PV: Thưa ông, các chính sách hỗ trợ người nghèo được huyện triển khai thực hiện như thế nào?

Ông Đào Thế Đông Trưởng phòng Lao động, Thương binh-Xã hội-Dân tộc huyện Bình Gia: Thực hiện Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025, các phòng, ban, đơn vị, UBND các xã, thị trấn đã tích cực, chủ động tham mưu UBND huyện ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện nghị quyết và các chương trình, cơ chế, chính sách giảm nghèo theo quy định.

Đi đôi với phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập của những hộ nghèo, huyện luôn chú trọng giải quyết tốt các chính sách an sinh xã hội, cải thiện điều kiện sống của người nghèo, là điều kiện đảm bảo cho việc giảm nghèo bền vững.

Từ nguồn vốn triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững đã và đang góp phần làm thay đổi cuộc sống của người dân vùng đồng bào DTTS
Từ nguồn vốn triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, đã và đang góp phần làm thay đổi cuộc sống của người dân vùng đồng bào DTTS

Đối với các hộ nghèo, ngoài việc trực tiếp được tham gia, được hỗ trợ phát triển sản xuất từ các dự án, tiểu dự án Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững; Chương trình MTQG phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS và MN, hộ nghèo còn được tham gia hỗ trợ, thụ hưởng các chính sánh khác như: Chính sách hỗ trợ giáo dục đào tạo, y tế, trợ giúp pháp lý, tín dụng ưu đãi, Chính sách về an sinh xã hội, Chương trình vận động giúp đỡ hộ nghèo...

Các chính sách hỗ trợ người nghèo được thực hiện tốt như: hỗ trợ về cấp thẻ bảo hiểm y tế cho người nghèo và người dân tộc thiểu số, hỗ trợ tiền điện… Công tác cứu đói giáp hạt được thực hiện có hiệu quả, góp phần giúp người nghèo ổn định cuộc sống, an tâm để đẩy mạnh sản xuất tăng thu nhập, giảm nghèo. 

Có thể khẳng định, việc thực hiện các chính sách giảm nghèo, đã và đang từng bước làm thay đổi diện mạo  vùng đồng bào DTTS và miền núi, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân..., qua đó, niềm tin của Nhân dân với Đảng, với chính quyền tiếp tục củng cố. Người dân đoàn kết, phát huy nội lực, tranh thủ nguồn đầu tu hỗ trợ từ chính sách để phát triển kinh tế vươn lên thoát nghèo và chung tay xây dựng cuộc sống, bàn làng ổn định phát triển.

PV: Trân trọng cảm ơn ông!

Tin cùng chuyên mục
Sóc Trăng: Người có uy tín góp sức bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới

Sóc Trăng: Người có uy tín góp sức bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới

Những năm qua, Người có uy tín trong vùng đồng bào DTTS trên địa bàn khu vực biên giới biển của tỉnh Sóc Trăng luôn phát huy vai trò của mình trong các hoạt động tuyên truyền, vận động Nhân dân tích cực tham gia bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới. Đồng thời, họ còn là những “cột mốc sống” mẫu mực chung tay xây dựng, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc.