Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Tràng Định (Lạng Sơn): Lồng ghép hiệu quả nguồn vốn để xóa đói giảm nghèo

Thanh Phong-Thúy Hồng - 09:40, 08/12/2024

Những năm qua, nhờ tranh thủ nguồn lực từ các Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG), huyện vùng cao, biên giới Tràng Định đã triển khai hiệu quả các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng, phát triển sản xuất, tạo sinh kế cho hộ nghèo, hộ cận nghèo... Qua đó, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội, thay đổi diện mạo nông thôn, nâng cao đời sống Nhân dân.

Người dân thôn Phan Thanh, xã Đề Thám, huyện Tràng Định được hỗ trợ trâu để phát triển sản xuất
Người dân thôn Phan Thanh, xã Đề Thám, huyện Tràng Định được hỗ trợ trâu để phát triển sản xuất

Những năm qua, huyện Tràng Định luôn xác định các Chương trình MTQG là nguồn lực quan trọng để xóa đói giảm nghèo cho đồng bào các dân tộc trên địa bàn huyện. Do đó UBND huyện Tràng Định đặc biệt quan tâm chỉ đạo, triển khai thực thực hiện hiệu quả các dự án. 

Theo báo cáo của UBND huyện Tràng Định, triển khai thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021 - 2025, huyện Tràng Định được giao tổng kế hoạch vốn ngân sách nhà nước là: 438,531 tỷ đồng (vốn ngân sách Trung ương là 427,148 tỷ đồng; vốn ngân sách tỉnh là 20,836 tỷ đồng; vốn ngân sách huyện đối ứng theo quy định là 43,617 tỷ đồng).

Theo đó, huyện Tràng Định đã tập trung đầu tư xây dựng hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng, nhất là hệ thống hạ tầng đường giao thông nông thôn, thủy lợi, cơ sở khám chữa bệnh, trường học… Trong đó, ưu tiên cho các địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn nhằm tạo thuận lợi cho việc mở rộng, phát triển sản xuất, kết nối giao thương, nâng cao thu nhập và khả năng tiếp cận dịch vụ xã hội thiết yếu của người dân, nhất là hộ nghèo, hộ cận nghèo.

Cùng với việc đầu tư cơ sở hạ tầng, huyện Tràng Định đã chú trọng hỗ trợ cho người dân phát triển sản xuất, tăng thu nhập. Từ năm 2023 đến nay, từ các nguồn vốn hỗ trợ, huyện Tràng Định đã xây dựng 28 mô hình hỗ trợ phát triển sản xuất cộng đồng tại 20 xã. Triển khai đầy đủ các chương trình tín dụng ưu đãi từ Ngân hàng Chính sách xã hội cho trên 1.700 lượt hộ nghèo, các đối tượng chính sách được tiếp cận vay vốn.

Từ nguồn vốn các chương trình mục tiêu quốc gia, đã tạo nguồn lực đáng kể để xã phát triển kinh tế- xã hội nâng cao đời sống cho ngươi dân
Từ nguồn vốn các Chương trình mục tiêu quốc gia, đã tạo nguồn lực đáng kể để xã phát triển kinh tế- xã hội nâng cao đời sống cho ngươi dân

Với phương châm “cho cần câu, không cho con cá”, việc hỗ trợ trâu, bò giống, tạo sinh kế cho người dân trên địa bàn huyện Tràng Định thời gian qua, đã tăng thêm cơ hội cải thiện sản xuất, vươn lên thoát nghèo bền vững. Thông qua nguồn vốn từ các chương trình, dự án giảm nghèo của Trung ương và địa phương, hộ nghèo, hộ cận nghèo được cấp trâu, bò giống để phát triển chăn nuôi.

Anh Nông Văn Tân, thôn Nà Cạo, xã Chí Minh, huyện Tràng Định, gia đình thuộc diện hộ cận nghèo, được hỗ trợ một con bò giống từ nguồn vốn Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững. Do được cán bộ tập huấn kỹ thuật, hướng dẫn chăn nuôi, anh đã chăm sóc bò rất tốt và đang trong giai đoạn phát triển. “Được cấp bò, gia đình tôi rất vui mừng, vì bò là sinh kế nuôi hy vọng giúp gia đình thoát nghèo bền vững”, anh Tân vui mừng chia sẻ.

Theo số liệu tại báo cáo số 5285/BC-UBND ngày 25/11/2024 của Ủy ban Nhân dân huyện Tràng Định cho thấy, triển khai Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững, huyện giao UBND các xã làm chủ đầu tư thực hiện 07 dự án phát triển sản xuất cộng đồng, kinh phí phân bổ 2.464,0 triệu đồng.

Đến nay, UBND huyện đã phê duyệt 03/07 Dự án, với tổng kinh phí 1.064,0 triệu đồng; 05/07 Dự án phát triển sản xuất điều chuyển nguồn vốn thực hiện Nghị quyết 111/2024/QH15, tổng kinh phí điều chỉnh giảm 1.486,17 triệu đồng. Đến nay, 03/03 dự án tại 03 xã Đề Thám, Đội Cấn, Đại Đồng nhận con giống cho các hộ tham gia và thực hiện xong giải ngân.

Triển khai Chương trình MTQG về phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2025, huyện giao UBND các xã làm chủ đầu tư thực hiện 17 dự án đa dạng hóa sinh kế. Đến nay, đã ban hành quyết định phê duyệt 12/12 dự án, đạt 100% kế hoạch. Có 04/12 dự án đã thực hiện giải ngân; 08/12 dự án đã nhận con giống và cây giống, cấp phân bón cho các hộ tham gia, nay đang hoàn thiện hồ sơ chứng từ thanh toán (các xã cam kết giải ngân trong tháng 11/2024), giải ngân 1.255,8 triệu đồng.

Tại xã Đội Cấn, huyện Tràng Định, thực hiện Dự án 1 thuộc Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi năm 2024 cấp 07 téc nước cho 07 hộ nghèo, và 02 máy cày cho 02 hộ nghèo chuyển đổi nghề. Thực hiện Tiểu dự án 1, Dự án 3 thuộc Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững năm 2024 đã cung cấp ngựa giống cho 03 hộ với tổng số 11 con ngựa.

Theo ông Vi Văn Nghiệp, Chủ tịch UBND xã Đội Cấn, từ nguồn vốn các Chương trình mục tiêu quốc gia, đã tạo nguồn lực đáng kể để xã phát triển kinh tế- xã hội nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân. Nhờ đó, tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo giảm đáng kể, kết quả rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo năm 2024 của xã còn 06 hộ nghèo và 10 hộ cận nghèo. Phấn đấu đạt các tiêu chí theo Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao cuối năm 2024.

Có thể nhận thấy, sau 4 năm thực hiện các chương trình, dự án, đến nay, hạ tầng nông thôn, giáo dục, y tế, văn hóa… trên địa bàn huyện từng bước được đầu tư đồng bộ, phục vụ đời sống, sinh hoạt của người dân. Tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 10,28% vào năm 2021 xuống còn từ 4,34% vào năm 2023. 

Theo kết quả rà soát sơ bộ hộ nghèo, hộ cận nghèo tính đến tháng 10 năm 2024, tổng số hộ nghèo trên địa bàn huyện còn 427 hộ, chiếm tỷ lệ 2,47% (giảm 1,87%). Số hộ cận nghèo 1350 hộ, chiếm tỷ lệ 7,81% (giảm 0,39%).

Bộ mặt nông thôn trên địa bàn huyện Tràng Định ngày càng được đầu tư xây dựng khang trang
Bộ mặt nông thôn trên địa bàn huyện Tràng Định ngày càng được đầu tư xây dựng khang trang

Ông Ngọ Quang Khải, Phó Chủ tịch UBND huyện Tràng Định cho biết: Để thực hiện hiệu quả công tác giảm nghèo, thời gian qua, UBND huyện tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, định hướng thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp giảm nghèo đúng trọng tâm, đúng trọng điểm. Thường xuyên kiểm tra, đôn đốc tiến độ thực hiện, giao nhiệm vụ cho các cơ quan tham mưu tổ chức triển khai thực hiện các Chương trình MTQG trên địa bàn huyện.

“Huyện chú trọng lồng ghép các nguồn vốn từ các Chương trình MTQG để đầu tư cơ sở hạ tầng, hỗ trợ sinh kế cho hộ nghèo, hộ cận nghèo. Về cơ bản người nghèo đã được cải thiện một bước về điều kiện sống, tiếp cận tốt hơn các chính sách và nguồn lực hỗ trợ của Nhà nước và cộng đồng cho phát triển kinh tế, tạo việc làm và tăng thu nhập”, ông Ngọ Quang Khải nhấn mạnh.

Tin cùng chuyên mục
Ban Chỉ đạo 202 Bộ Quốc phòng kiểm tra, giám sát các dự án thành phần trong Chương trình MTQG 1719 tại BĐBP tỉnh Sóc Trăng

Ban Chỉ đạo 202 Bộ Quốc phòng kiểm tra, giám sát các dự án thành phần trong Chương trình MTQG 1719 tại BĐBP tỉnh Sóc Trăng

Ngày 11/12, tại cơ quan Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh Sóc Trăng, Tổ công tác Ban Chỉ đạo 202 Bộ Quốc phòng do Đại tá Lê Thành Công - Trưởng phòng Kinh tế sự nghiệp Cục Kinh tế, Bộ Quốc phòng làm Trưởng đoàn đã tiến hành kiểm tra, giám sát kết quả thực hiện các nội dung, dự án thành phần trong Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi năm 2022 - 2023 và tình hình triển khai nhiệm vụ năm 2024 - 2025 của đơn vị Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh và Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Sóc Trăng.