Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Bình Dương: Tăng cường mối quan hệ "3 nhà "để giải quyết việc làm cho người lao động

Trang Diệp - 12:05, 12/12/2022

Xác định đào tạo nghề, giải quyết việc làm, là điều kiện quan trọng để góp phần bảo đảm an sinh xã hội và phát triển kinh tế bền vững. Những năm qua, tỉnh Bình Dương đã triển khai đồng bộ các giải pháp, chính sách hỗ trợ, đặc biệt là tăng cường mối quan hệ 3 nhà (Nhà nước – doanh nghiệp và cơ sở GDNN) nhằm tạo việc làm, tăng thu nhập cho người lao động trên địa bàn.

Vận dụng kiến thức đã học từ các lớp đào tạo nghề, nhiều người dân phát triển mô hình kinh tế gia đình, mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Vận dụng kiến thức đã học từ các lớp đào tạo nghề, nhiều người dân phát triển mô hình kinh tế gia đình, mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Khắc phục tồn tại, phát triển thị trường lao động

Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Bình Dương vừa tổ chức hội nghị kết nối cung cầu lao động, với sự tham gia của đại diện các doanh nghiệp cùng nhiều cơ sở giáo dục nghề nghiệp (GDNN) tại địa phương.

Hiện tại, Bình Dương có 108 cơ sở GDNN, trong đó có 7 trường cao đẳng và cao đẳng nghề, 1 phân hiệu cao đẳng Đường sắt phía Nam, 10 trường trung cấp, 19 trung tâm GDNN và 71 cơ sở khác có đăng ký hoạt động GDNN.

Tuy vậy, trên thực tế số lượng người tham gia học nghề vẫn còn ít so với cơ cấu trình độ lao động hiện nay. Việc phân luồng học sinh trung học cơ sở đi học nghề còn gặp nhiều khó khăn, tỷ lệ học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở và trung học phổ thông vào trường nghề còn thấp. Chất lượng công tác đào tạo nghề gắn với doanh nghiệp chưa cao. Đội ngũ nhà giáo trong khối giáo dục nghề nghiệp còn thiếu về số lượng, không đồng bộ về cơ cấu ngành nghề đào tạo, thiếu nhà giáo giỏi chuyên môn kỹ thuật và có kỹ năng nghề cao.

Đại diện các cơ sở đào tạo nghề cho rằng, cần xây dựng cơ chế, chính sách hỗ trợ, khuyến khích thu hút đầu tư trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp. Cụ thể, Nhà nước cho thuê đất có thu tiền sử dụng đất với cơ chế thông thoáng. Doanh nghiệp được thuê nhà xưởng của cơ sở GDNN để đào tạo theo vị trí việc làm cho công nhân, ngược lại nhà trường được thuê xưởng sản xuất của doanh nghiệp cho học sinh thực tập.

Bên cạnh đó, cần miễn giảm thuế, ưu đãi tín dụng vay vốn để mở hoặc phát triển cơ sở GDNN. Bảo đảm quyền sở hữu theo pháp luật và các quyền lợi của nhà đầu tư. Về phía doanh nghiệp, họ cũng đưa ra nhu cầu thực tế về lao động để các cơ sở GDNN bám sát trong quá trình đào tạo.

Qua thống kê, tỷ lệ học sinh, sinh viên, người học nghề có việc làm sau khi tốt nghiệp tại Bình Dương đạt khoảng 90%. Trong đó, một số ngành nghề thuộc khối kỹ thuật có số lượng học sinh, sinh viên có việc làm ngay sau khi tốt nghiệp chiếm tỷ lệ cao, một số trường đạt 100%, nhiều doanh nghiệp tuyển dụng ngay khi các em còn đang thực tập.

Theo ông Phạm Văn Tuyên, Phó Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Bình Dương thì, yêu cầu trong công tác đào tạo nguồn nhân lực ngày càng cao, không chỉ cần có bằng cấp, mà phải có trình độ tay nghề thực thụ và những kỹ năng mềm trong công việc. Sở xin tiếp thu những ý kiến đóng góp từ phía doanh nghiệp, cơ sở đào tạo nghề, từ đó tham mưu cho lãnh đạo UBND tỉnh ban hành các chính sách nhằm làm tốt công tác GDNN trong thời gian tới.

Khu Công nghiệp Sóng Thần (ảnh tư liệu)
Khu Công nghiệp Sóng Thần (ảnh tư liệu)

Đào tạo nghề gắn với thực tế

Ở BÌnh Dương có huyện Bàu Bàng đang được nhìn nhận, là một trong những địa bàn triển khai tốt công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho người lao động, đảm bảo an sinh xã hội. Ông Tô Tiến Quân, Phó trưởng phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện Bàu Bàng cho biết, hằng năm, Phòng đã phối hợp với Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh và một số trường nghề mở khoảng 10 lớp đào tạo nghề cho người lao động, chuyển giao khoa học công nghệ ở các lĩnh vực nông nghiệp và phi nông nghiệp. Đồng thời, huyện tăng cường công tác kiểm tra, giám sát các lớp đào tạo nghề, giới thiệu việc làm cho các học viên sau khi tốt nghiệp vào làm việc tại các công ty, cơ sở sản xuất.

Sau khi hoàn thành lớp học nghề xe nâng, anh Cao Nhật Tân (trú tại xã Cây Trường II) đã có một công việc ổn định tại Công ty TNHH Paihong ở Khu công nghiệp Bàu Bàng. Anh Tân chia sẻ: “Có thể nói các lớp đào tạo nghề do chính quyền tổ chức tại địa phương đã mang lại những kết quả tích cực. Những người dân như tôi được tạo điều kiện tham gia khóa học. Sau khi tốt nghiệp, có kỹ năng tay nghề sẽ được kết nối vào làm việc tại các công ty, doanh nghiệp trên chính quê hương mình. Giờ đây, nhờ có công việc ổn định, mức thu nhập khá mà cuộc sống của gia đình tôi đã bớt khó khăn hơn trước rất nhiều”.

Theo ông Tô Tiến Quân, Phó trưởng phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện Bàu Bàng, hiện nay huyện cũng đang tạo mọi điều kiện để người lao động tiếp cận nguồn vốn vay. Một số học viên sau khi được học nghề đã vay vốn đầu tư mở cơ sở sản xuất, tạo việc làm cho nhiều lao động, góp phần ổn định cuộc sống, phát triển kinh tế-xã hội ở địa phương. Nhờ vậy mà trên địa bàn huyện ngày càng xuất hiện nhiều hộ sản xuất, kinh doanh giỏi có quy mô sản xuất lớn, thu nhập hàng năm lên tới vài trăm triệu đồng.

Tin cùng chuyên mục
Quảng Nam: Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến pháp luật trong vùng đồng bào DTTS

Quảng Nam: Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến pháp luật trong vùng đồng bào DTTS

Xác định tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, nâng cao giáo dục pháp luật cho người dân, nhất là vùng đồng bào DTTS và miền núi có ý nghĩa quan trọng trong việc phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, Quảng Nam đã tích cực triển khai và bước đầu đạt được những kết quả đáng khích lệ.