Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Bình Dương: Khánh thành Trường Đại học Việt Đức hiện đại nhất Việt Nam

Phương Thảo - 06:40, 14/11/2022

Trường Đại học Việt Đức (toạ lạc trên đường Vành đai 4, thuộc phường Thới Hoà, thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương) vừa chính thức khánh thành .

Các đồng chí lãnh đạo thực hiện nghi thức cắt băng khánh thành Trường Đại học Việt Đức
Các đồng chí lãnh đạo thực hiện nghi thức cắt băng khánh thành Trường Đại học Việt Đức

Trường Đại học Việt Đức là Dự án hợp tác giữa Chính phủ Việt Nam và Cộng hòa Liên bang Đức. Đây là trường đại học công lập đầu tiên tại Việt Nam có sự tham gia của các đối tác quốc tế, hướng tới các tiêu chuẩn học thuật, đào tạo của thế giới.

Dự án khởi công từ năm 2016 với tổng mức đầu tư 200 triệu USD, được Chính phủ Việt Nam và Ngân hàng Thế giới (WB) ký hợp đồng tín dụng từ năm 2010. Trong đó, vốn vay ưu đãi của WB là 180 triệu USD, còn lại là vốn đối ứng của ngân sách Việt Nam.

Năm 2020, hiệp định ba bên được ký kết giữa Chính phủ Việt Nam (Bộ Giáo dục và Đào tạo), Chính phủ Cộng hòa Liên bang Đức (Bộ Giáo dục và Nghiên cứu liên bang) và chính quyền bang Hessen (Bộ Nghiên cứu và Nghệ thuật), tạo nền tảng cho giai đoạn phát triển tiếp theo của nhà trường. Chi phí cho các giáo sư Đức giảng dạy tại Trường có sự tham gia hỗ trợ của Chính phủ Đức.

Toàn cảnh Trường Đại học Việt Đức từ trên cao nhìn xuống
Toàn cảnh Trường Đại học Việt Đức từ trên cao nhìn xuống

Trường có tổng diện tích khuôn viên trường rộng 50,5 ha với 154.000 m2 sàn xây dựng. Khuôn viên trường được xây dựng theo mô hình hệ sinh thái đô thị đại học, bao gồm đầy đủ các hạng mục như khu giảng đường, các tòa nhà học thuật của các khoa, ngành; 21 phòng thí nghiệm theo tiêu chuẩn quốc tế và các công trình như: thư viện, hội trường, nhà điều hành, trung tâm thể thao, ký túc xá…

Ngoài ra, khuôn viên Trường Đại học Việt Đức từng được nhận giải thưởng quốc tế về thiết kế của Hiệp hội kiến trúc Boston (BSA, Mỹ). Hiện nay, có khoảng 2.400 sinh viên Việt Nam và 70 sinh viên quốc tế đang theo học tại trường. Dự kiến trường sẽ đáp ứng quy mô đào tạo lên đến 6.000 sinh viên vào năm 2030 theo tiêu chuẩn chất lượng đại học Đức và quốc tế.

Trường đại học Việt Đức có thế mạnh trong các ngành kỹ thuật và kinh tế. Hiện có 7 ngành đào tạo cử nhân, 9 ngành thạc sĩ, 3 lĩnh vực nghiên cứu bậc tiến sĩ và dự kiến sẽ mở thêm một số ngành mới trong thời gian tới. Trường cũng có hơn 1.500 lượt giáo sư từ các trường đại học ở Đức sang trực tiếp giảng dạy.

Hội trường lớn của Trường Đại học Việt Đức
Hội trường lớn của Trường Đại học Việt Đức

Học phí một học kỳ của Đại học Việt - Đức từ 29,2 đến 41,8 triệu đồng với sinh viên Việt Nam và khoảng 58,8-62,7 triệu đồng với sinh viên quốc tế.

Phát biểu tại buổi lễ, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nhấn mạnh: Trường Đại học Việt Đức được xây dựng trong hoàn cảnh khó khăn nhưng đã không ngừng lớn mạnh. Đến thời điểm hiện tại, đây được coi là khuôn viên trường hiện đại, đẹp nhất Việt Nam. Ngôi trường không chỉ là biểu tượng thể hiện mối quan hệ hữu nghị tốt đẹp của 2 nước mà còn là ngọn hải đăng trong hợp tác giáo dục đào tạo giữa Việt Nam và Cộng hòa Liên bang Đức.

Trường được trang bị các thiết bị cơ sở vật chất hiện đại
Trường được trang bị các thiết bị cơ sở vật chất hiện đại
Tin cùng chuyên mục
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Sáng 9/11, tại Tp. Pleiku, tỉnh Gia Lai, Ủy ban Dân tộc phối hợp với các ban, bộ, ngành Trung ương và các địa phương tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I từ năm 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) khu vực miền Trung - Tây Nguyên và đề xuất nội dung Chương trình MTQG 1719 giai đoạn II từ năm 2026 - 2030.