Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Phê duyệt chủ trương thành lập Đại học Khoa học sức khoẻ

T.Hợp - 09:29, 24/09/2022

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam vừa ký Quyết định số 1122/QĐ-TTg ngày 23/9/2022 phê duyệt chủ trương thành lập Trường Đại học Khoa học Sức khoẻ là trường đại học thành viên của Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh.


Phê duyệt chủ trương thành lập Đại học Khoa học sức khoẻ. Ảnh minh hoạ
Phê duyệt chủ trương thành lập Đại học Khoa học sức khoẻ. Ảnh minh hoạ

Theo quyết định, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam giao Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan liên quan tổ chức thẩm định hồ sơ và thẩm định thực tế đề án thành lập trường Đại học Khoa học sức khoẻ trực thuộc Đại học Quốc gia TP.HCM theo quy định của pháp luật. Sau khi hoàn thiện hồ sơ, các đơn vị sẽ trình Thủ tướng xem xét, quyết định.

Với chủ trương này, Trường Đại học Khoa học Sức khỏe sẽ là một trong những cơ sở đào tạo khối ngành Sức khoẻ trọng điểm của khu vực phía Nam trong tình hình đang thiếu hụt nhân lực cho ngành Y tế như hiện nay.

Mô hình đại học với các trường thành viên đã có ở Việt Nam, như các Đại học Quốc gia (Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh), Đại học vùng (Thái Nguyên, Huế, Đà Nẵng).

Mô hình này đã được khẳng định trong Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục Đại học. Đối với lĩnh vực khoa học sức khỏe, cũng đã có một số mô hình như Đại học Khoa học Sức khỏe Lào, Đại học California San Francisco.

Gần 20 năm trước, chủ trương thành lập Đại học Khoa học sức khỏe ở Việt Nam đã được đề cập. Về bản chất, đây là mô hình đại học trong đó có các trường thành viên chuyên ngành là Trường Đại học Y, Trường Đại học Dược, Trường Đại học Điều dưỡng, Trường Đại học Y tế công cộng...

Mô hình này sẽ tạo quyền tự chủ học thuật cho các trường thành viên theo từng chuyên ngành, phát huy tối đa và hiệu quả thông qua sự chia sẻ nguồn lực chung như Bộ máy quản lí, điều phối, đầu tư cho các bộ môn cơ bản, cơ sở thuộc khối khoa học y sinh, sự phối hợp nghiên cứu và đào tạo liên ngành.

Trước đó, ngày 27/10/2020, Thủ tướng Chính phủ cũng đã ký Quyết định số 1666/QĐ-TTg về việc thành lập Trường Đại học Y Dược thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội trên cơ sở nâng cấp và phát triển Khoa Y Dược.

Ngày 23/9, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã ký Quyết định 1124/QĐ-TTg về việc thành lập Trường Đại học Luật là trường đại học thành viên của ĐHQGHN trên cơ sở khoa Luật trực thuộc ĐHQGHN. Đây là trường đại học thành viên thứ 9 của ĐHQGHN.

Trường Đại học Luật là cơ sở giáo dục đại học công lập thành viên của ĐHQGHN; thực hiện tự chủ theo quy định của pháp luật; có tư cách pháp nhân, con dấu và tài khoản riêng; chịu sự quản lý trực tiếp của ĐHQGHN, quản lý Nhà nước về giáo dục đại học của Bộ GD-ĐT.

Như vậy, hiện nay ĐHQGHN có 12 đơn vị đào tạo đại học, gồm 9 trường đại học thành viên; 2 trường trực thuộc và 1 khoa trực thuộc (là Khoa các khoa học liên ngành)./.

Tin cùng chuyên mục
Đak Đoa (Gia Lai): Câu lạc bộ "Thủ lĩnh của sự thay đổi" giúp trẻ em DTTS tự tin vững bước

Đak Đoa (Gia Lai): Câu lạc bộ "Thủ lĩnh của sự thay đổi" giúp trẻ em DTTS tự tin vững bước

Dù mới được thành lập nhưng các Câu lạc bộ (CLB) “Thủ lĩnh của sự thay đổi” tại huyện Đak Đoa (tỉnh Gia Lai) đã góp phần trang bị cho học sinh nhiều kiến thức, kỹ năng bổ ích để các em nói lên tiếng nói của mình và thay đổi nhận thức của thế hệ trẻ đồng bào DTTS ngay từ trên ghế nhà trường. Đặc biệt, các em còn là những hạt nhân tiên phong thay đổi nhận thức, xóa bỏ định kiến giới, từ đó dần xóa bỏ thói quen, tập tục lạc hậu ở thôn ấp, bản làng để cùng nhau vươn lên phát triển.