Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Bình Định: Tiếp tục đẩy mạnh công tác phổ biến, giáo dục pháp luật

Thành Nhân - 15:08, 25/08/2024

Với phương châm hướng về cơ sở, các hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật được các cấp, ngành của tỉnh Bình Định triển khai trong thời gian qua đã bảo đảm quyền được thông tin pháp luật của các tầng lớp Nhân dân; tạo sự chuyển biến tích cực trong việc chủ động, tự tìm hiểu pháp luật, vận dụng pháp luật để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người dân.

Qua Diễn đàn, các bạn đoàn viên, thanh niên và người dân có thêm nhiều kiến thức về vấn đề tảo hôn và hôn nhận cận huyết thống.
Qua Diễn đàn, các bạn đoàn viên, thanh niên và người dân có thêm nhiều kiến thức về vấn đề tảo hôn và hôn nhận cận huyết thống.

Nội dung và hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật gần gũi, phù hợp với nhu cầu thực tiễn và từng đối tượng, địa bàn; chú trọng ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong phổ biến, giáo dục pháp luật. Bám sát nội dung, yêu cầu đổi mới công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, các cơ quan, tổ chức, đơn vị, địa phương đã xác định chủ đề, định hướng nội dung trọng tâm cần phổ biến gắn với công tác xây dựng, thi hành, bảo vệ pháp luật, cải cách hành chính, cải cách tư pháp.

Trong đó, tập trung vào các luật, pháp lệnh, văn bản mới ban hành năm 2023, 2024, những nội dung pháp luật thiết thực với người dân, doanh nghiệp, các vấn đề xã hội quan tâm, cần định hướng dư luận xã hội như: pháp luật về đất đai, nhà ở, kinh doanh bất động sản; phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; phòng, chống tội phạm; phát triển ứng dụng dữ liệu dân cư, định danh, chuyển đổi số…

Bên cạnh các hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật truyền thống, các hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật đã được các cơ quan, tổ chức, đơn vị, địa phương áp dụng với nhiều mô hình, hình thức đa dạng như: Tổ chức các cuộc thi tìm hiểu pháp luật trực tuyến; thành lập các fanpage, nhóm zalo; sử dụng tin nhắn SMS qua các mạng di động, hệ thống Idesk để cung cấp thông tin pháp luật..

Các tình huống được dựng lại trong các buổi tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật giúp người dân miền núi hiểu hơn về bạo lực gia đình
Các tình huống được sân khấu hóa trong các buổi tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật giúp người dân miền núi hiểu hơn về bạo lực gia đình

Việc xây dựng, nhân rộng các mô hình phổ biến, giáo dục pháp luật hiệu quả được quan tâm thực hiện. Nhiều hoạt động truyền thông, phổ biến pháp luật thu hút sự tham gia, hưởng ứng của học sinh, có ý nghĩa giáo dục tích cực, bồi dưỡng ý thức tôn trọng, tuân thủ, chấp hành pháp luật như: Chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật kết hợp thi tìm hiểu pháp luật dưới hình thức “Rung chuông vàng” (Sở Tư pháp); hoạt động tuyên truyền kiến thức chăm sóc sức khỏe vị thành niên; diễn đàn truyền thông “Phòng, chống đuối nước, xâm hại tình dục và bạo lực học đường” (Tỉnh đoàn); thành lập và duy trì Câu lạc bộ “Thanh niên nói không với tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống” (Ban Dân tộc).

Tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống là những hủ tục hiện vẫn còn tồn tại ở một số vùng đồng bào DTTS và miền núi. Tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống khiến chất lượng dân số suy giảm, suy thoái nòi giống, ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nhân lực và là một trong những lực cản đối với sự tiến bộ xã hội và sự phát triển kinh tế-xã hội bền vững của vùng DTTS. Vì thế, Ban Dân tộc tỉnh thường xuyên phối hợp tổ chức diễn đàn Diễn đàn tuyên truyền về tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào DTTS.

Qua Diễn đàn các bạn đoàn viên thanh niên và người dân có thêm nhiều kiến thức về vấn đề tảo hôn và hôn nhận cận huyết; các bạn Đoàn viên thanh niên sẽ là đội ngũ góp phần đáng kể vào công tác tuyên truyền, vận động tại bản làng, trong gia đình về các quy định của pháp luật về Luật hôn nhân và gia đình, ngăn ngừa tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống, từ đó nâng cao chất lượng dân số và nguồn nhân lực tại địa phương.

Tin cùng chuyên mục
Kim Bôi (Hòa Bình): Phát huy sức mạnh tổng hợp tiến tới xóa bỏ tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống

Kim Bôi (Hòa Bình): Phát huy sức mạnh tổng hợp tiến tới xóa bỏ tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống

Nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực vùng đồng bào DTTS và miền núi, những năm qua, huyện Kim Bôi, tỉnh Hòa Bình đã huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc nhằm xóa bỏ tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống (TH-HNCHT) và đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận. Nhằm hiểu rõ sự nỗ lực của các cấp ủy, chính quyền cũng như kết quả trong phòng chống TH-HNCHT trên địa bàn huyện, phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Việt Hòa, Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ huyện, Trưởng Phòng Dân tộc huyện Kim Bôi về vấn đề này.