Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Bình Định: Thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang

Phan Hiếu - Minh Thu - 17:30, 13/04/2020

Thực hiện Chỉ thị số 05/CT-TTg ngày 9/2/2018 của Thủ tướng Chính phủ về đẩy mạnh việc thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, thời gian qua, trên địa bàn tỉnh Bình Định, nhiều gia đình đã tổ chức lễ cưới, hỏi tiết kiệm, giữ nét đẹp văn hóa truyền thống, đồng thời loại bỏ dần những lễ nghi lạc hậu…

Tổ chức nghi lễ cưới hỏi với nhiều lễ vật là hủ tục, gây lãng phí, tốn kém cần phải loại bỏ. (Ảnh minh họa)
Tổ chức nghi lễ cưới hỏi với nhiều lễ vật là hủ tục, gây lãng phí, tốn kém cần phải loại bỏ. (Ảnh minh họa)

Những thay đổi tích cực

Theo ông Nguyễn An Pha, Chủ tịch Hội Văn học nghệ thuật tỉnh Bình Định, trước đây, người dân trong tỉnh thường tổ chức cưới theo 6 lễ truyền thống (lễ thăm nhà, lễ nói, lễ hỏi, lễ đại nạp, lễ cưới, lễ rước dâu và lễ hồi dâu). Từ năm 2018 đến nay, đa phần chỉ cưới theo 3 lễ, một số gia đình tiến bộ đã tổ chức chỉ còn 2 lễ (lễ hỏi và lễ cưới). 

 Trên địa bàn tỉnh, công tác, quy hoạch đất các nghĩa trang, nghĩa địa và vận động Nhân dân chôn cất người mất đúng nơi quy định, bảo đảm vệ sinh môi trường… nên tình trạng chôn cất người chết trên đất sản xuất, trong khuôn viên gia đình đã không còn. Những đám tang ăn uống linh đình, chia của cho người chết gây lãng phí, tốn kém; hình thức làm mộ treo ở rừng ma gần khu dân cư gây mất vệ sinh, ô nhiễm môi trường đã được loại bỏ.

Tại xã Tam Quan Nam, huyện Hoài Nhơn, các Cựu chiến binh (CCB) chính là những người tích cực nhất trong việc tuyên truyền, vận động người dân thực hiện nếp sống văn hóa mới trong việc tang. Ông Lê Đức Diệu, Chủ tịch Hội CCB xã Tam Quan Nam cho biết: Từ năm 2019, Hiện, các đám tang trên địa bàn chỉ sử dụng chè, nước, bỏ hẳn thuốc lá, không tổ chức ăn uống hai ba ngày gây lãng phí, tốn kém như trước. Thời gian tổ chức đám tang cũng dược rút ngắn chỉ còn 48 tiếng. Hiện tượng rắc tiền thật, rải vàng mã, tiền âm phủ đã giảm trên 90%.

Cụ thể hóa Chỉ thị 05 của Thủ tướng Chính phủ

Bên cạnh những kết quả đạt được, việc thực hiện nếp sống văn hóa theo tinh thần Chỉ thị 05 của Thủ tướng Chính phủ ở Bình Định vẫn còn một số tồn tại, hạn chế. Một số đám cưới còn tình trạng nhậu nhẹt say xỉn, mất trật tự, tổ chức tiệc cưới lấn chiếm lòng lề đường, vỉa hè, gây ách tắc giao thông, sử dụng âm thanh quá lớn làm ảnh hưởng đến các hộ gia đình trong vùng. Trong việc tang, một số hộ vẫn còn biểu hiện phô trương, lãng phí trong việc xây cất phần mộ to lớn cho người thân.

Để khắc phục những tồn tại, hạn chế, tỉnh Bình Định đang xây dựng dự thảo quy định cụ thể về việc thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang. 

Ông Nguyễn Tuấn Thanh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định cho biết: Cuối năm 2019, UBND tỉnh đã giao Sở Văn hóa và Thể thao tham mưu và trình UBND tỉnh ban hành quy định cụ thể về việc cưới, việc tang để các địa phương thực hiện. Dự thảo cũng có những chế tài xử lý vi phạm chặt chẽ hơn trước, như nâng cao mức xử phạt vi phạm hành chính. Đối với cán bộ, có hình thức xử lý kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật… Trên tinh thần đó sẽ biểu dương, áp dụng những mô hình hay, gương người tốt việc tốt trong các phong trào.

Hy vọng dự thảo sẽ góp phần cụ thể hóa Chỉ thị 05 của Thủ tướng Chính phủ trong thời gian tới tại Bình Định. Đồng thời, góp phần gìn giữ nét đẹp văn hóa truyền thống của địa phương, từng dân tộc, loại bỏ dần những lễ nghi lạc hậu, không còn phù hợp với xu thế phát triển ngày nay.

Tin cùng chuyên mục
Quảng Nam: Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến pháp luật trong vùng đồng bào DTTS

Quảng Nam: Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến pháp luật trong vùng đồng bào DTTS

Xác định tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, nâng cao giáo dục pháp luật cho người dân, nhất là vùng đồng bào DTTS và miền núi có ý nghĩa quan trọng trong việc phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, Quảng Nam đã tích cực triển khai và bước đầu đạt được những kết quả đáng khích lệ.