Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Bình Định: Tăng cường kiểm tra, không để thực phẩm không rõ nguồn gốc lưu thông trên thị trường dịp Tết

T.Nhân-H.Trường - 22:16, 05/01/2025

UBND tỉnh Bình Định đã ban hành Kế hoạch triển khai công tác bảo đảm an toàn thực phẩm Tết Nguyên đán Ất Tỵ và mùa lễ hội Xuân 2025 trên địa bàn. Yêu cầu ngành chức năng tuyệt đối không để các sản phẩm, thực phẩm không bảo đảm an toàn, không rõ nguồn gốc lưu thông trên thị trường.

Kế hoạch được triển khai trên phạm vi toàn tỉnh. Các sở, ngành, địa phương, cơ quan, đơn vị liên quan tập trung tuyên truyền, triển khai công tác bảo đảm an toàn thực phẩm. Huy động toàn xã hội tham gia phòng ngừa, đấu tranh với việc sản xuất, kinh doanh thực phẩm giả, kém chất lượng; phòng ngừa ngộ độc thực phẩm, kịp thời cảnh báo nguy cơ mất an toàn thực phẩm trong dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán, cũng như mùa lễ hội Xuân 2025.

UBND tỉnh Bình Định yêu cầu các ngành chức năng tăng cường kiểm tra nguồn gốc thực phẩm
UBND tỉnh Bình Định yêu cầu các ngành chức năng tăng cường kiểm tra nguồn gốc thực phẩm

Cụ thể, đối với cấp tỉnh, UBND tỉnh Bình Định giao Sở Y tế, cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo liên ngành tỉnh về an toàn thực phẩm chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Công Thương, Công an tỉnh, Cục Quản lý thị trường tỉnh và các cơ quan, đơn vị liên quan xây dựng, phê duyệt kế hoạch kiểm tra về an toàn thực phẩm; ban hành quyết định kiểm tra liên ngành về an toàn thực phẩm.

Đối với cấp huyện, Ban Chỉ đạo liên ngành về an toàn thực phẩm các huyện, thị xã, thành phố có trách nhiệm chủ động tham mưu cho UBND các huyện, thị xã, thành phố ban hành kế hoạch triển khai công tác bảo đảm an toàn thực phẩm của địa phương ngay sau khi kế hoạch này được ban hành.

Đoàn kiểm tra sẽ kiểm tra các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh, nhập khẩu thực phẩm, kinh doanh dịch vụ ăn uống, kinh doanh thức ăn đường phố, tập trung vào những cơ sở sản xuất, kinh doanh các mặt hàng thực phẩm được sử dụng nhiều trong dịp tết và các lễ hội, như: thịt và các sản phẩm từ thịt, bia, rượu, đồ uống có cồn, nước giải khát, bánh, mứt, kẹo, rau, củ, quả, phụ gia thực phẩm...

Trong đó, các đoàn kiểm tra liên ngành cấp tỉnh tập trung kiểm tra những cơ sở sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu thực phẩm là đầu mối lớn, các chợ đầu mối, siêu thị, trung tâm thương mại, cơ sở giết mổ, vận chuyển thực phẩm... Các đoàn kiểm tra liên ngành cấp huyện, cấp xã thực hiện kiểm tra đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm vừa và nhỏ, cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống trên địa bàn quản lý...

Tin cùng chuyên mục
Cà Mau: Huy động, bố trí nguồn lực hoàn thành kế hoạch Chương trình MTQG 1719 năm 2025

Cà Mau: Huy động, bố trí nguồn lực hoàn thành kế hoạch Chương trình MTQG 1719 năm 2025

Ngày 22/5, ông Lê Văn Sử, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau cho biết, UBND tỉnh vừa ban hành Kế hoạch thực hiện các dự án, tiểu dự án sử dụng vốn sự nghiệp thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; giai đoạn I: Từ năm 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719), trên địa bàn tỉnh Cà Mau năm 2025.