Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Bình Định: Khẩn trương khôi phục giao thông các huyện miền núi

H. Quý - 16:33, 20/11/2020

Các lực lượng chức năng tỉnh Bình Định đang khẩn trương hỗ trợ phương tiện, nhân lực giúp các huyện miền núi khắc phục hậu quả, trước mắt là thông tuyến vào các địa bàn đang bị cô lập.

Ông Hồ Quốc Dũng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định (ở giữa) kiểm tra tại hiện trường sạt lở trên tuyến đường lên xã Vĩnh Kim, Vĩnh Sơn (huyện Vĩnh Thạnh)
Ông Hồ Quốc Dũng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định (ở giữa) kiểm tra tại hiện trường sạt lở trên tuyến đường lên xã Vĩnh Kim, Vĩnh Sơn (huyện Vĩnh Thạnh)

Hệ thống giao thông, thủy lợi ở 4 huyện miền núi Hoài Ân, An Lão, Vân Canh và Vĩnh Thạnh của tỉnh Bình Định đã bị thiệt hại nặng do lũ lụt kéo dài hơn 1 tháng qua. Riêng ở huyện miền núi Vĩnh Thạnh đã xảy ra lũ ống, lũ quét gây thiệt hại nghiêm trọng. 

Trong đó, đường đi các thôn Đăk Tra, Kon Trú, xã Vĩnh Kim, huyện Vĩnh Thạnh bị sạt lở, cắt đứt hoàn toàn. Gần 400 hộ dân ở các xã này bị cô lập dài ngày.

Ban Quản lý Dự án Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bình Định đã điều động xe cơ giới hạng nặng lên hỗ trợ địa phương mở đường, khắc phục sạt lở. Đến nay, hầu hết đường về các xã vùng cao đã được thông tuyến tạm thời để vận chuyển lương thực, thực phẩm cứu trợ người dân.

Máy múc đang giải phóng đường sạt lở ở đường huyện miền núi An Lão
Máy múc đang giải phóng đường sạt lở ở đường huyện miền núi An Lão

Sau khi đường thông, huyện Vĩnh Thạnh đã vận chuyển lương thực, thực phẩm, nước uống… cứu trợ đồng bào Ba Na bị chia cắt dài ngày. Liên tiếp 5 cơn bão và lũ ống, lũ quét ập đến khiến các tuyến giao thông, thủy lợi trên địa bàn huyện Vĩnh Thạnh hư hỏng hoàn toàn. Sau những nỗ lực khắc phục, đến nay, giao thông tạm thông suốt, xe máy đi lại được, điện cũng đã có, nhưng nhiều nơi vẫn chưa có nước sạch để dùng.

Tương tự, huyện Hoài Ân cũng chịu nhiều thiệt hại.Thậm chí, những công trình giao thông lớn, kiên cố như cầu Bằng Lăng, cầu Phú Vân ở huyện Hoài Ân cũng bị nước lũ cuốn trôi mố cầu. Hàng chục đập tạm, đập bổi, công trình nước sạch bị lũ cuốn trôi.

Tin cùng chuyên mục
Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ngày 22/11, tại TP. Phan Rang-Tháp Chàm, UBND tỉnh Ninh Thuận long trọng tổ chức Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024 với chủ đề: “Các dân tộc tỉnh Ninh Thuận đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững”. Đến dự có Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc (UBDT) Nông Thị Hà; Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy - Chủ tịch HĐND tỉnh Phạm Văn Hậu; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Minh Hoàng, lãnh đạo các sở, ban, ngành, các huyện, thành phố cùng 250 đại biểu đại diện cho gần 170.000 đồng bào các DTTS trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.