Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Bình Định: Cần có biện pháp quyết liệt để bảo vệ Di tích lịch sử quốc gia Đồi Cả

Tiếng Dân - 06:59, 25/04/2021

Báo Dân tộc và Phát triển số ra ngày 29/3 /2021 có bài viết: Bình Định: Có hay không việc tiếp tay "xẻ thịt " di tích lịch sử quốc gia Đồi Cả?". Bài viết phản ánh về tình trạng Di tích lịch sử quốc Đồi Cả (tại thôn Chánh Hòa, xã Cát Thành, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định) bị các đối tượng đất tặc, đá tặc ngang nhiên “xẻ thịt” trong một thời gian dài, nhưng không bị một cơ quan chức năng nào xử lý đang khiến dư luận vô cùng bức xúc...

Di tích lịch sử quốc gia Đồi cả bị đất tặc băm vằm
Di tích lịch sử quốc gia Đồi cả bị đất tặc băm nát

Sau khi báo chí phản ánh, UBND tỉnh Bình Định đã có văn bản số1666/UBND-VX về việc kiểm tra, xử lý việc xâm phạm Đồi Cả, thuộc Di tích lịch sử quốc gia căn cứ Núi Bà. Theo văn bản, Chủ tịch UBND tỉnh có ý kiến chỉ đạo giao Sở Văn hóa - Thể thao (VHTT) chủ trì, phối hợp với các ngành, địa phương liên quan khẩn trương kiểm tra ngay việc Đồi Cả bị xâm phạm nghiêm trọng, và triển khai thực hiện các biện pháp xử lý, ngăn chặn.

Chủ tịch UBND tỉnh giao Sở VHTTDL thực hiện việc bảo vệ, quản lý, phát huy giá trị các di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh trên địa bàn, đảm bảo thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật về di sản văn hóa theo đề nghị của Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch (VHTTDL).

Trước đó, Bộ VHTTDL cũng đã có công văn gửi UBND tỉnh Bình Định, đề nghị chỉ đạo các cơ quan chức năng khẩn trương kiểm tra tình hình thực tế, đề xuất phương án bảo vệ di tích, làm rõ trách nhiệm của tổ chức, cá nhân trong việc xâm phạm di tích.

Ông Tạ Xuân Chánh, Giám đốc Sở VHTT tỉnh Bình Định cho biết: Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Bộ VHTTDL và UBND tỉnh, Sở vừa có báo cáo về việc kiểm tra tình hình thực tế khai thác đất, đá tại khu vực Di tích lịch sử quốc gia Đồi Cả, xã Cát Thành, huyện Phù Cát; đồng thời chờ ý kiến chỉ đạo của cấp có thẩm quyền để xử lý các bước tiếp theo.

Theo báo cáo của Sở VHTTDL Bình Định, Đồi Cả là một trong 22 điểm thuộc quần thể Di tích Khu căn cứ cách mạng Núi Bà, được xếp hạng cấp quốc gia vào năm 1994, với diện tích khoanh vùng bảo vệ I là 3.200m2 (80m x 40m), không có khu vực bảo vệ II. 

Sau khi kiểm tra thực địa, đối chiếu với biên bản, bản đồ khoanh vùng khu vực bảo vệ di tích, thì khu vực bảo vệ Di tích lịch sử quốc gia Đồi Cả nằm trên khu vực gần đỉnh đồi phía Bắc của Đồi Cả. Khu vực khai thác đất, đá đoạn thuộc phạm vi từ chân đồi đến sườn khu vực phía đông nam của Đồi Cả, không vi phạm vào khu vực bảo vệ di tích (cách khu vực bảo vệ di tích khoảng 120m).

Báo cáo gửi Bộ VHTTDL, Sở VHTTDL Bình Định cũng khẳng định, xét về tổng thể, việc khai thác đất, đá có ảnh hưởng đến cảnh quan khu vực Di tích lịch sử quốc gia Đồi Cả. Hiện nay, chính quyền địa phương đã kiểm tra, xử lý, buộc dừng hẳn việc khai thác đất, đá nêu trên và đang chỉ đạo các bên liên quan tập trung khắc phục, trồng cây xanh tạo cảnh quan khu vực này.

Chỉ có chính quyền “bật đèn xanh” thì doanh nghiệp mới lộng hành như vậy.

Ông Bùi TĩnhGiám đốc Bảo tàng Bình Định

Trong khi đó, ở góc độ cơ quan quản lý chuyên môn, ông Bùi Tĩnh, Giám đốc Bảo tàng tỉnh Bình Định cho biết: Tuy tình trạng khai thác đất, đá chưa xâm phạm đến Di tích này, nhưng về lâu dài ảnh hưởng nghiêm trọng đến cảnh quan di tích.

Bởi, những hố đất, đá khai thác ăn sâu vào sườn đồi để lại những “hàm ếch” to lớn và gặp mưa lớn kéo dài, dễ gây ra tình trạng sạt lở đất, làm thay đổi hiện trạng di tích. Để khắc phục, đơn vị đề xuất địa phương nên trồng cây xanh tạo cảnh quan tại các điểm đã bị khai thác đất, đá.

Riêng về nội dung làm rõ trách nhiệm của tổ chức, cá nhân trong việc xâm phạm di tích, ông Bùi Tĩnh cho rằng, tình trạng khai thác đất đá trái phép đá xảy ra làm ảnh hưởng tới cảnh quan của di tích. 

Theo ông Tĩnh, đứng từ vị trí trụ sở UBND xã Cát Thành thì có thể quan sát thấy rất rõ Di tích lịch sử quốc gia Đồi Cả. Vì thế, chỉ có chính quyền “bật đèn xanh” thì doanh nghiệp mới lộng hành như vậy. 

"Để ngăn chặn việc khai thác đất, đá trái phép cũng như giữ gìn cảnh quan, đơn vị đề nghị, huyện Phù Cát có biện pháp mạnh, cấm các doanh nghiệp khai thác trong khu vực di tích; đồng thời, trồng cây xanh thế vào những điểm đã bị khai thác đất, đá. Tập thể, cá nhân nào liên quan đến việc múc đất, khai thác đá trái quy định pháp luật thì phải chịu trách nhiệm”, ôngTĩnh kiến nghị.

Tin cùng chuyên mục
Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ngày 22/11, tại TP. Phan Rang-Tháp Chàm, UBND tỉnh Ninh Thuận long trọng tổ chức Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024 với chủ đề: “Các dân tộc tỉnh Ninh Thuận đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững”. Đến dự có Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc (UBDT) Nông Thị Hà; Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy - Chủ tịch HĐND tỉnh Phạm Văn Hậu; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Minh Hoàng, lãnh đạo các sở, ban, ngành, các huyện, thành phố cùng 250 đại biểu đại diện cho gần 170.000 đồng bào các DTTS trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.