Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Biến đổi khí hậu: Chuyển hóa thách thức để tìm cơ hội phát triển

PV - 15:19, 03/04/2018

Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đang bước vào mùa khô, nhìn lại năm 2017, những tác động tiêu cực từ biến đổi khí hậu (BĐKH) đã ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất, sinh hoạt của người dân và sự phát triển kinh tế- xã hội bền vững của vùng. Một trong những giải pháp quan trọng năm 2018 đang được các địa phương triển khai là, chủ động ứng phó và tích cực thực hiện chuyển đổi phương thức, xây dựng mô hình sản xuất mới nhằm giảm thiểu thiệt hại do thiên tai.

Nuôi hào ven biển được đánh giá là mô hình thích ứng với nước biển dâng. Nuôi hào ven biển được đánh giá là mô hình thích ứng với nước biển dâng.

 

Để chủ động phòng chống hạn mặn bảo vệ sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt của người dân, tỉnh Bến Tre đã và đang triển khai nhiều công trình ngăn mặn, nạo vét kênh mương, đắp cống đập, trữ ngọt…, với tổng kinh phí khoảng 110 tỷ đồng, trong đó kiến nghị Trung ương hỗ trợ hơn 60 tỷ đồng. Ông Võ Bằng Trúc, Chủ tịch UBND xã Thạnh Phước, huyện Bình Đại cho biết: Trước đây, cứ đến mùa khô là 11.000 nhân khẩu trong xã phải vất vả vì cảnh thiếu nước ngọt sinh hoạt trầm trọng. Từ các chương trình phòng chống mặn, những năm qua, người dân được hỗ trợ bồn trữ nước; ngành chức năng đầu tư nhà máy nước thô dẫn về xã… nhờ đó mà đến thời điểm này, cả xã chưa bị thiếu nước sinh hoạt.

Theo UBND tỉnh Bến Tre, những năm qua, hạn mặn rất phức tạp làm lúa ở các huyện Ba Tri, Bình Đại, Giồng Trôm chết hàng loạt, gây thiệt hại nặng nề cho người dân. Trước thực trạng đó, tỉnh khẩn trương thi công và hoàn thiện dần hệ thống thủy lợi, công trình ngăn mặn… song vẫn chưa thể khép kín toàn bộ được. Năm 2018, chủ trương của địa phương vừa tiếp tục thi công, vừa chủ động trong sản xuất “né” mặn nên tình hình đã ổn hơn trước.

Tại tỉnh Long An, ông Nguyễn Văn Hoàng, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho hay: Đối với 222.000ha lúa hè thu sẽ được triển khai xuống giống đồng loạt trong 2 đợt từ cuối tháng 4/2018 và dứt điểm vào đầu tháng 6. Hiện nay, do lúa được giá nên bà con rất phấn khởi; nhưng chủ trương chung của tỉnh là, không gieo sạ sớm ở những vùng không chủ động được nguồn nước (khi chưa có mưa) nhằm tránh bị thiệt hại do hạn mặn.

Bên cạnh đó, ngành Nông nghiệp khuyến khích việc sử dụng nước tiết kiệm, sử dụng biện pháp tưới tiên tiến cho lúa và cây trồng cạn; điều chỉnh việc cấp nước phù hợp ở những nơi nguồn nước bị thiếu hụt nhằm đảm bảo sản xuất hiệu quả…

Theo kịch bản BĐKH của tỉnh Bạc Liêu, dự đoán đến năm 2050, nếu mực nước biển tăng từ 22-30cm sẽ có khoảng 180.113ha bị ngập, chiếm 69,4% tổng diện tích tự nhiên của tỉnh và nếu lấy ngưỡng mặn 4%o, thì toàn tỉnh sẽ có khoảng 74,6% diện tích tự nhiên bị ảnh hưởng từ xâm nhập mặn.

Ông Dương Thành Trung, Chủ tịch UBND tỉnh cho biết, tỉnh đang tích cực thực hiện Nghị quyết 04 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về tăng cường ứng phó với BĐKH, phòng chống thiên tai đến năm 2020. Với thế mạnh kinh tế chủ yếu là sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản, việc chủ động các giải pháp ứng phó không chỉ là vấn đề mang tính sống còn, mà còn cần đến những tư duy đột phá mới. Tỉnh sẽ tập trung biến các khó khăn, thách thức thành thời cơ, thông qua việc tái cơ cấu và thay đổi mô hình tăng trưởng. Đồng thời, xây dựng cả quy hoạch mới gắn với việc chủ động và thích ứng với quá trình BĐKH, nhất là tình trạng xâm nhập mặn, nước biển dâng.

Thực tiễn cũng đã chứng minh, khả năng thích ứng này bằng việc tỉnh Bạc Liêu đã quy hoạch sản xuất ở những vùng chuyển đổi và mạnh dạn thay cây lúa bằng con tôm, phát triển mạnh mô hình lúa-tôm ở vùng ngọt. Chuyển đổi từ mô hình trồng lúa ở những vùng sản xuất kém hiệu quả, cho năng suất thấp vì nhiễm mặn sang nuôi trồng thủy sản, mà con tôm là đối tượng nuôi chủ lực…

Biến đổi khí hậu không còn là dự báo mà đang diễn ra ngày càng sâu rộng và gay gắt; đặc biệt là tại ĐBSCL, nước biển dâng, khí hậu cực đoan, ngập lụt, hạn hán... đang tạo ra thách thức vô cùng to lớn, đe dọa quá trình phát triển của vùng, sinh kế và đời sống của đồng bào.

Tuy vậy, với kinh nghiệm được thử thách qua các thế hệ để tồn tại và phát triển, cách thức bây giờ đồng bào được lựa chọn không phải là từ bỏ nơi sinh ra, nơi từng nuôi sống để di dân đến một vùng đất mới, mà đồng bào tiếp tục sống chung với điều kiện thiên nhiên mới, thích ứng với môi trường mới; Đồng thời, chuyển hoá thách thức thành cơ hội, lợi dụng và phát huy lợi thế mới của thiên nhiên tạo dựng nếp sống, cách sống và canh tác phù hợp để phát triển không ngừng, tiếp tục xây dựng ĐBSCL là nơi hấp dẫn, giàu có và bền vững.

N. TÂM

Tin cùng chuyên mục
Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ngày 22/11, tại TP. Phan Rang-Tháp Chàm, UBND tỉnh Ninh Thuận long trọng tổ chức Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024 với chủ đề: “Các dân tộc tỉnh Ninh Thuận đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững”. Đến dự có Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc (UBDT) Nông Thị Hà; Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy - Chủ tịch HĐND tỉnh Phạm Văn Hậu; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Minh Hoàng, lãnh đạo các sở, ban, ngành, các huyện, thành phố cùng 250 đại biểu đại diện cho gần 170.000 đồng bào các DTTS trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.