Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Bếp đun cải tiến: Hiệu quả lớn từ sáng kiến nhỏ

PV - 17:17, 12/01/2018

Bếp củi được đúc bằng gang, cùng một lúc có thể nấu 2 nồi, vừa tiết kiệm lượng củi, giảm phát thải nhà kính, nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, bảo vệ sức khỏe cho người đun nấu,… Đây là những hiệu quả được ghi nhận từ sáng kiến cải tiến bếp đun bằng củi được triển khai ở vùng DTTS và miền núi tỉnh Quảng Trị.

Sử dụng bếp đun cải tiến giúp tiết kiệm củi, hạn chế tác hại đến sức khỏe khi đun nấu. Sử dụng bếp đun cải tiến giúp tiết kiệm củi, hạn chế tác hại đến sức khỏe khi đun nấu.

 

Hai huyện miền núi Hướng Hóa và Đăkrông của tỉnh Quảng Trị là nơi sinh sống của gần 15 nghìn hộ đồng bào DTTS, chủ yếu là người Pa Kô, Tà Ôi. Cuộc sống còn nhiều khó khăn, bà con ở đây vẫn dùng củi và kiềng ba chân để nấu ăn hằng ngày.

Theo nhiều chị em, việc đun nấu bằng kiềng ba chân rất tốn củi, lại khói bụi nhiều nên hay bị đau mắt, sổ mũi, ho. Trời nắng thì còn đỡ, còn trời mưa, ẩm ướt thì để nấu được bữa cơm cho gia đình mất rất nhiều thời gian.

Chị Hồ Thị Ly, ở xã Thanh, huyện Hướng Hóa cho biết: Hằng ngày, người phụ nữ phải lo cơm nước cho cả nhà. Trước đây kiếm củi còn dễ, nay rừng ngày càng cạn kiệt, có khi phải đi xa nửa ngày đường mới kiếm được một gánh củi để đun nấu cho gia đình từ 2-3 ngày. Ngày nào đi nương rẫy về, trèo đèo, lội suối rất mệt nhưng cũng phải lo thồ một ít củi về để đun nấu.

Theo ông Nguyễn Đán, Phó Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh Quảng Trị, việc sử dụng kiềng ba chân để nấu nướng khiến hiệu suất sử dụng nhiệt chỉ đạt 8-15%, thải ra nhiều khí CO2 và khói bụi, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của người phụ nữ khi đun nấu. Đặc biệt, do hiệu suất sử dụng nhiệt thấp nên phải dùng nhiều củi để đốt; do đó bà con phải kiếm nhiều củi, dẫn đến tình trạng chặt phá rừng.

Trước thực trạng đó, từ nguồn vốn hỗ trợ của Chương trình phát triển Liên Hợp quốc, Quỹ môi trường toàn cầu, Hội Nông dân tỉnh Quảng Trị đã triển khai dự án: Xây dựng và chuyển giao mô hình bếp đun cải tiến cho đồng bào DTTS với kinh phí gần 1,2 tỷ đồng. Dự án được khởi động từ tháng giêng năm 2016 và kết thúc cuối năm 2017. Tính đến tháng 7/2017, dự án đã cấp bếp đun cải tiến cho 900 hộ gia đình ở 20 xã thuộc 2 huyện Hướng Hóa và Đăkrông. Từ thành công bước đầu, các bên liên quan đang xây dựng kế hoạch để mở rộng dự án.

Theo Phó Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh Quảng Trị, bếp đun cải tiến có kết cấu khá đơn giản, được đúc bằng gang nên rất bền, một lần đun có thể nấu cùng lúc 2 nồi. Ngoài ra, bếp được đúc kín nên hiệu suất nhiệt cao, nhiệt lượng thu được tập trung nên giảm được 30-50% lượng củi so với dùng bếp kiềng ba chân, giảm khí CO2 từ 3-6 lần và giảm 70-90% khói bụi tại nơi người sử dụng.

Theo tính toán, mỗi hộ gia đình có 5, 6 người kết hợp chăn nuôi thường xuyên, nếu sử dụng bếp đun cải tiến thì 1 năm có thể tiết kiệm được 1 tấn củi, như vậy ít nhất cũng giảm được 1/2 lượng khí thải vào không khí, vừa hạn chế được nạn phá rừng, vừa góp phần cải thiện môi trường sinh thái. Bên cạnh đó, sử dụng bếp cải tiến còn giảm được nhiều khói bụi trong nhà bếp, hạn chế các bệnh về mắt, đường hô hấp và đảm bảo an toàn, không lo hỏa hoạn.

KHÁNH THƯ

Tin cùng chuyên mục
Quảng Nam: Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến pháp luật trong vùng đồng bào DTTS

Quảng Nam: Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến pháp luật trong vùng đồng bào DTTS

Xác định tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, nâng cao giáo dục pháp luật cho người dân, nhất là vùng đồng bào DTTS và miền núi có ý nghĩa quan trọng trong việc phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, Quảng Nam đã tích cực triển khai và bước đầu đạt được những kết quả đáng khích lệ.