Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Chương trình MTQG phát triển Kinh tế - Xã hội
vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi
giai đoạn 2021-2030

Bến Tre: Phấn đấu giảm hộ nghèo xuống còn 3%

PV - 11:19, 22/03/2021

Thực hiện chương trình giảm nghèo và an sinh xã hội bền vững, tỉnh Bến Tre phấn đấu cuối năm 2021, đưa tỉ lệ hộ nghèo toàn tỉnh xuống còn 3%.

Mô hình trồng dưa lưới của người nghèo sau khi xuất khẩu lao động trở về góp phần giải quyết thêm việc làm tại địa phương. Ảnh: Báo Đồng Khởi
Mô hình trồng dưa lưới của người nghèo sau khi xuất khẩu lao động trở về góp phần giải quyết thêm việc làm tại địa phương. Ảnh: Báo Đồng Khởi

Xuất phát từ thực trạng hộ nghèo trên địa bàn tính đến cuối năm 2020, Ban Chỉ đạo các chương trình mục tiêu quốc gia tỉnh Bến Tre đã ban hành kế hoạch thực hiện chương trình giảm nghèo và an sinh xã hội bền vững năm 2021. Kế hoạch nhằm tập trung nâng cao nhận thức cho người nghèo tự vươn lên vừa nỗ lực huy động vốn đầu tư và tư vấn về sinh kế cho người nghèo vươn lên thoát nghèo.

Theo kết quả điều tra hộ nghèo, hộ cận nghèo cuối năm 2020, toàn tỉnh Bến Tre có 29.589 hộ nghèo và hộ cận nghèo. Trong đó, có 14.218 hộ nghèo (chiếm tỉ lệ 3,58% tổng số hộ dân toàn tỉnh) và 15.371 hộ cận nghèo (chiếm tỉ lệ 3,87% tổng số hộ dân toàn tỉnh).

Toàn tỉnh có 29 xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển. Có 13 xã tỉ lệ hộ nghèo từ 7% trở lên; 9 xã có tỉ lệ từ 7% đến dưới 10%; 31 xã có tỉ lệ từ 4% đến dưới 7% và 113 xã có tỉ lệ hộ nghèo dưới 4%.

Xét về góc độ đa chiều, toàn tỉnh có 10. 488 hộ nghèo theo tiêu chí thu nhập; 3.730 hộ nghèo thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản (y tế, giáo dục, nhà ở, nước sach, thông tin…); đa số người nghèo không có bảo hiểm y tế…

Qua điều tra, phần lớn hộ nghèo, hộ cận nghèo cho rằng cần được hỗ trợ vốn vay để chăn nuôi, trồng trọt, cải tạo đất, đầu tư cây trồng, mua phương tiện sản xuất; kế đến là nhu cầu hỗ trợ việc làm, đào tạo nghề, xuất khẩu lao động, học nghề làm việc tại địa phương. Người nghèo cũng mong muốn được bồi dưỡng kiến thức về trồng trọt, chăn nuôi, tiếp cận thị trường…

Theo phân tích số liệu, nhóm hộ có thể vươn lên thoát nghèo nhờ phát triển sinh kế là 25.328 hộ/29.589 hộ, chiếm 85,6% tổng số hộ nghèo, hộ cận nghèo.

Từ đánh giá thực trạng hộ nghèo, hộ cận nghèo, Ban Chỉ đạo các chương trình mục tiêu quốc gia tỉnh Bến Tre lên kế hoạch phấn đấu cuối năm 2021, giảm tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh từ 3,58% xuống còn 3% (giảm 0,58%, tương đương với 2.303 hộ nghèo thoát nghèo theo chuẩn nghèo giai đoạn 2016 -2020).

Theo đó, tỉnh tập trung thực hiện tốt chính sách hỗ trợ người nghèo phát triển sinh kế, tạo điều kiện cho 100% hộ nghèo, hộ cận nghèo đủ điều kiện vay và có nhu cầu vay vốn được tiếp cận nguồn vốn tại Ngân hàng Chính sách xã hội, được tập huấn về khuyến nông, lâm, ngư.

Tỉnh tiếp tục hỗ trợ phát triển cơ sở hạ tầng tại các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển phù hợp với quy hoạch dân cư và quy hoạch sản xuất. Phấn đấu cuối năm 2021, thu nhập của hộ gia đình tham gia dự án hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế và nhân rộng mô hình giảm nghèo tăng 20-25%, bình quân có ít nhất 15% hộ gia đình tham gia các dự án thoát nghèo.

Phấn đấu 100% hộ nghèo, hộ cận nghèo được cấp thẻ bảo hiểm y tế; trẻ em thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo được miễn giảm học phí và các khoản đóng góp xây dựng trường, lớp.

Bên cạnh đó, tỉnh tập trung đưa lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài theo hợp đồng đối với lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo tham gia chương trình khởi nghiệp thoát nghèo; giải quyết việc làm cho 50% số nhân khẩu nghèo, cận nghèo có khả năng lao động; đào tạo nghề cho 30% số nhân khẩu nghèo, cận nghèo trong độ tuổi lao động không có tay nghề./.

Tin cùng chuyên mục
Tham góp ý kiến thể chế hóa đầy đủ chủ trương của Đảng về lĩnh vực công tác dân tộc

Tham góp ý kiến thể chế hóa đầy đủ chủ trương của Đảng về lĩnh vực công tác dân tộc

Việc xây dựng hồ sơ dự án Luật về lĩnh vực dân tộc là nhằm thể chế hóa đầy đủ đường lối, chủ trương của Đảng, cụ thể hóa các quy định của Hiến pháp về dân tộc và chính sách dân tộc. Bộ luật cũng tạo hành lang pháp lý cho việc phát triển các dân tộc và vùng DTTS và miền núi. Tại Hội thảo khoa học "Định hướng tên gọi, nội dung dự thảo Luật về lĩnh vực dân tộc" diễn ra sáng ngày 20/9, rất nhiều đại biểu là các nhà quản lý, chuyên gia, khoa học, cơ sở đào tạo...trên các lĩnh vực tham gia tham luận