Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Chương trình MTQG phát triển Kinh tế - Xã hội
vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi
giai đoạn 2021-2030

Bé gái Hà Nội giành giải đặc biệt cuộc thi Đóa hoa đồng thoại

Nguyệt Anh - 22:43, 10/04/2022

Với truyện ngắn "Đoàn tàu gió", bé Nguyễn Thanh Ngân, 8 tuổi, học sinh Trường tiểu học Xuân Đỉnh, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội đã giành giải đặc biệt cuộc thi sáng tác truyện đồng thoại Eneos và Mogu Đóa hoa đồng thoại.

Bé Thanh Ngân (giữa) giành giải đặc biệt cuộc thi sáng tác truyện Đóa hoa đồng thoại - Ảnh: BTT
Bé Thanh Ngân (giữa) giành giải đặc biệt cuộc thi sáng tác truyện Đóa hoa đồng thoại - Ảnh: BTT

Lễ trao giải cuộc thi Đóa hoa đồng thoại được tổ chức tại Hà Nội chiều 10/4. Nguyễn Thanh Ngân là tác giả đạt giải xuất sắc hạng mục dành cho học sinh tiểu học. Thanh Ngân sẽ tham dự lễ trao giải thưởng Đóa hoa đồng thoại diễn ra tại Nhật Bản trong thời gian tới. 

Tác phẩm Đoàn tàu gió được đánh giá là "không ngại tưởng tượng", "vận dụng sáng tạo hết mình" và đạt được sự đồng thuận tuyệt đối từ ban giám khảo. 

Nói về tác phẩm của mình, Thanh Ngân cho biết, em đã được mẹ mua cho nhiều tập truyện Đóa hoa đồng thoại của các cuộc thi năm trước, em rất thích thú với trí tưởng tượng và sức sáng tạo tuyệt vời của các tác giả, trong đó có nhiều em nhỏ.

Được mẹ khuyến khích tham gia cuộc thi, Thanh Ngân đã bắt đầu phát triển ý tưởng truyện ngắn Đoàn tàu gió của mình từ những câu hỏi về gió: Gió đến từ đâu? Gió sẽ đi về đâu? Và gió mang theo những gì?...

Ngoài Nguyễn Thanh Ngân được trao giải đặc biệt còn có Đặng Phương Lan, 13 tuổi ở Nam Định, giành giải nhất hạng mục dành cho học sinh trung học cơ sở với truyện Mở cửa và Nguyễn Thị Oanh (Trâm Oanh), 48 tuổi ở Đồng Nai, giành giải nhất hạng mục thí sinh tự do với truyện Những chú mèo ngủ quên trong ổ trứng.

Các tác giả được trao giải Nhì
Các tác giả được trao giải Nhì

Ban Tổ chức đã trao 6 giải nhì, 9 giải ba và nhiều giải khuyến khích, giải tập thể cho các trường có đông thí sinh tham gia.

Cuộc thi năm nay thu hút lượng lớn bài dự thi, tổng cộng 2.915 truyện ngắn của 2.336 thí sinh ở mọi lứa tuổi từ 53 tỉnh thành trên cả nước, tăng gần gấp đôi so với năm trước.

Dịp này, Ban Tổ chức còn ra mắt cuốn truyện tranh Mật ong và cà phê của em Nguyễn Bảo Châu là thí sinh tham gia cuộc thi lần thứ 3.

Trong cuộc thi năm trước, Bảo Châu gửi truyện tranh trong khi cuộc thi chỉ tranh tài truyện chữ. Nhận thấy tác giả nhí này có ý tưởng hấp dẫn nên ban tổ chức đã hỗ trợ Bảo Châu phát triển thêm tác phẩm của mình cùng các chuyên gia truyện tranh Việt Nam và Nhật Bản để cho ra mắt một cuốn sách dày dặn.

Lợi nhuận từ xuất bản cuốn sách này được Bảo Châu tặng cho các quỹ khuyến đọc, còn ban tổ chức cũng đóng góp tài chính cho Quỹ trò nghèo vùng cao.

Tin cùng chuyên mục
Phổ cập xóa mù chữ: Cách làm hay ở Lạng Sơn

Phổ cập xóa mù chữ: Cách làm hay ở Lạng Sơn

Không chỉ được tăng cường khả năng sử dụng tiếng Việt, kỹ năng tính toán, mà các học viên còn được tham dự Ngày hội giao lưu Toán, Tiếng Việt để vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn… Đây là cách làm sáng tạo trong công tác xóa mù chữ đã và đang lan tỏa, góp phần nâng cao chất lượng công tác xóa mù chữ cho đồng bào DTTS vùng sâu, vùng xa, biên giới Lạng Sơn.