Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Bất cập trong chính sách đầu tư phát triển rừng: Vẫn chưa có hồi kết

Thúy Hồng - 14:17, 04/09/2020

Chính sách đầu tư về bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2016 - 2020 đã góp phần quản lý, bảo vệ tốt chất lượng rừng; hình thành được vùng nguyên liệu tập trung, từng bước gắn với công nghiệp chế biến gỗ… Tuy nhiên, các chính sách hỗ trợ vẫn còn nhiều hạn chế như, chưa quan tâm đúng mức đến rừng sản xuất, chưa có chính sách hỗ trợ, khuyến khích phát triển rừng sản xuất gỗ lớn; chính sách phát triển rừng và đặc sản rừng chưa bảo đảm thu nhập cho người dân…

Cần có chính sách đầu tư về bảo vệ và phát triển rừng và lâm sản thương mại phù hợp, bảo đảm thu hút đầu tư phát triển rừng và thu nhập cho người dân trồng rừng. (Ảnh tư liệu)
Cần có chính sách đầu tư về bảo vệ và phát triển rừng và lâm sản thương mại phù hợp, bảo đảm thu hút đầu tư phát triển rừng và thu nhập cho người dân trồng rừng. (Ảnh tư liệu)

Mức khoán bảo vệ rừng còn thấp

Cao Bằng là địa phương có bước phát triển đáng kể về rừng. Không ít hộ dân đã có thu nhập từ bảo vệ và phát triển rừng; các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực lâm nghiệp ngày càng tích cực đầu tư, khoanh nuôi bảo vệ và trồng rừng sản xuất. Tuy nhiên, khó khăn lớn hiện nay trong việc tổ chức thực hiện trồng rừng là, chưa có vốn tín dụng, vốn đầu tư nước ngoài, trong khi ngân sách địa phương chưa bố trí được kinh phí bảo vệ, khoanh nuôi tái sinh rừng…

Theo thống kê của Chi Cục Lâm nghiệp tỉnh Cao Bằng, bình quân mỗi năm toàn tỉnh chỉ được hỗ trợ 27 tỷ đồng để bảo vệ 32.580ha rừng đặc dụng và 20.843ha rừng tái sinh rừng tự nhiên.

Tại Quảng Bình, là địa phương có quy hoạch phát triển rừng toàn diện, từ tổ chức sản xuất giống cây trồng đến khâu chế biến, toàn tỉnh có 65 cơ sở sản xuất giống cây trồng, với công suất 5 - 7 triệu cây/năm; 13 nhà máy sản xuất dăm giấy, công suất bình quân 120.000 - 180.000 tấn/năm…

Nhưng với mức hỗ trợ đầu tư trồng rừng sản xuất từ ngân sách Nhà nước còn thấp, mới đáp ứng khoảng 12% so với chi phí mà người dân phải bỏ ra để đầu tư trồng rừng gỗ lớn. Hiện phần lớn các hộ tham gia trồng rừng kinh tế khó khăn, thu nhập từ việc đầu tư trồng rừng mang lại thấp, thời gian thu hồi vốn dài… nên chưa thu hút được các hộ gia đình mạnh dạn đầu tư.

Ngoài ra, theo quy định mức khoán hỗ trợ đầu tư phát triển rừng như, đơn giá hiện nay với là 300.000 đồng/ha, mỗi hộ gia đình được nhận khoán không quá 30ha, thì 1 năm, mỗi hộ chỉ được 9 triệu đồng, không bảo đảm thu nhập của người dân.

Theo ông Hoàng Văn Hào, Phó Chi Cục trưởng Chi cục Kiểm lâm tỉnh Vĩnh Phúc, với diện tích bình quân 30ha/hộ là thấp, không bảo đảm thu nhập cho người nhận khoán bảo vệ rừng.

Cần chính sách hỗ trợ phù hợp

Qua rà soát của Tổng cục Lâm nghiệp, trong giai đoạn từ năm 2012 - 2020, có 7 văn bản quy phạm pháp luật quy định về chính sách đầu tư trong lâm nghiệp. Trong đó có những quyết định, nghị định như: Quyết định 886/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chương trình mục tiêu phát triển lâm nghiệp bền vững giai đoạn 2016 - 2020, Nghị định 75/2015/NĐ-CP; Nghị định 119/2016/NĐ-CP; Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP…

Tuy nhiên, đánh giá tổng thể, hiện nay, chính sách về quản lý, bảo vệ, phát triển rừng vẫn còn nhiều bất cập, nội dung còn chồng chéo, thiếu đồng bộ, chậm hướng dẫn; hướng dẫn chưa cụ thể, gây cách hiểu khác nhau hoặc có hướng dẫn, nhưng một số địa phương chưa thực hiện được, do điều kiện khách quan nên chưa sát với thực tế.

Cụ thể, mức kinh phí khoán bảo vệ rừng khác nhau nên gặp khó khăn trong quá trình thực hiện. Theo Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP, mức khoán 200.000 đồng/ha/năm; theo Quyết định 38/2016/QĐ-TTg mức khoán 300.000 đồng/ha/năm; Nghị định 75/2015/NĐ-CP là 400.000 đồng/ha/năm... Bên cạnh đó, nguồn ngân sách chủ yếu ưu tiên hỗ trợ cho các hoạt động quản lý, bảo vệ và phát triển rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, mà chưa quan tâm đầu tư đúng mức đối với rừng sản xuất. Thiếu chính sách hỗ trợ, khuyến khích phát triển rừng sản xuất gỗ lớn, chính sách phát triển lâm đặc sản, cây trồng phân tán...

Theo ông Bùi Chính Nghĩa, Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp Việt Nam, hiện nay, Tổng cục đang xây dựng dự thảo Nghị định về chính sách đầu tư bảo vệ và phát triển rừng, chế biến và thương mại lâm sản để các chính sách đầu tư và phát triển rừng sẽ toàn diện; trong đó hỗ trợ phù hợp cho các thành phần tham gia trồng, bảo vệ và phát triển rừng trong giai đoạn tới.

Hiện nay, chính sách về quản lý, bảo vệ, phát triển rừng vẫn còn nhiều bất cập, nội dung còn chồng chéo, thiếu đồng bộ, chậm hướng dẫn; hướng dẫn chưa cụ thể, gây cách hiểu khác nhau hoặc có hướng dẫn, nhưng một số địa phương chưa thực hiện được, do điều kiện khách quan nên chưa sát với thực tế. Bên cạnh đó, nguồn ngân sách chủ yếu ưu tiên hỗ trợ cho các hoạt động quản lý, bảo vệ và phát triển rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, mà chưa quan tâm đầu tư đúng mức đối với rừng sản xuất.


Tin cùng chuyên mục
Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ngày 22/11, tại TP. Phan Rang-Tháp Chàm, UBND tỉnh Ninh Thuận long trọng tổ chức Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024 với chủ đề: “Các dân tộc tỉnh Ninh Thuận đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững”. Đến dự có Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc (UBDT) Nông Thị Hà; Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy - Chủ tịch HĐND tỉnh Phạm Văn Hậu; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Minh Hoàng, lãnh đạo các sở, ban, ngành, các huyện, thành phố cùng 250 đại biểu đại diện cho gần 170.000 đồng bào các DTTS trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.