Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Bảo vệ, giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa Việt Nam

PV - 16:10, 16/11/2022

Ngày 16/11, tại Phủ Chủ tịch, Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân gặp mặt Đoàn đại biểu Hội Di sản văn hóa Việt Nam, nhân kỷ niệm Ngày Di sản văn hóa Việt Nam 23/11.


Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân gặp mặt Đoàn đại biểu Hội Di sản văn hóa Việt Nam.
Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân gặp mặt Đoàn đại biểu Hội Di sản văn hóa Việt Nam.

Bày tỏ niềm vui khi gặp mặt các đại biểu Hội Di sản văn hóa Việt Nam, Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân nêu rõ, văn hóa có vai trò và ý nghĩa rất quan trọng đối với tất cả các quốc gia, dân tộc. Với bề dày lịch sử lâu đời và 54 dân tộc anh em cùng chung sống, Việt Nam có một kho tàng di sản văn hóa phong phú, đa dạng, được hình thành, vun đắp và lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác.

Phó Chủ tịch nước nhấn mạnh, trong suốt chiều dài lịch sử, Đảng, Nhà nước luôn đặt di sản văn hóa đúng tầm và vị thế trong quá trình dựng nước bảo vệ Tổ quốc và xây dựng đất nước. Chủ trương xuyên suốt của Đảng, Nhà nước là phát triển văn hóa đi đôi với tăng trưởng kinh tế, với tiến bộ và công bằng xã hội.

Đặc biệt, Luật Di sản văn hóa đã tạo hành lang pháp lý để thực hiện nhiệm vụ bảo vệ, tôn tạo di sản văn hóa; tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước, nâng cao trách nhiệm của nhân dân trong việc tham gia bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa.

Biểu dương những kết quả đã đạt được của Hội Di sản văn hóa Việt Nam trong thời gian qua, Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân khẳng định, trong bối cảnh thế giới nhiều khó khăn, thách thức, văn hóa vẫn là nét riêng, là hồn cốt và nét đẹp đặc sắc của mỗi dân tộc. Việc bảo vệ, giữ gìn, phát huy các giá trị văn hóa Việt Nam là yêu cầu rất cấp thiết và quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Vì vậy, Phó Chủ tịch nước đề nghị Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch thực hiện tốt chức năng quản lý nhà nước và tham mưu cho Đảng, Nhà nước xây dựng chủ trương, chính sách về văn hóa kịp thời, thiết thực và hiệu quả.

Bên cạnh đó, các thành viên Hội Di sản văn hóa Việt Nam tiếp tục phát huy niềm say mê, tình yêu đối với văn hóa và di sản văn hóa; đổi mới về nội dung, phương thức hoạt động phù hợp với bối cảnh mới hiện nay; thực hiện tốt nhiệm vụ tư vấn, hỗ trợ cơ quan quản lý nhà nước thực hiện nhiệm vụ bảo tồn, phát huy giá trị các di sản văn hóa; phát huy vai trò, trách nhiệm của nhân dân trong việc bảo vệ di sản văn hóa. Đồng thời, đẩy mạnh các hoạt động giao lưu văn hóa giữa các vùng miền, dân tộc, đặc biệt với các quốc gia, dân tộc khác trên thế giới.

Cảm ơn Phó Chủ tịch nước dành thời gian gặp mặt Đoàn, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Đỗ Văn Trụ, Chủ tịch Hội Di sản văn hóa Việt Nam đề xuất sớm sửa đổi, bổ sung Luật Di sản văn hóa; có cơ chế, chính sách, giải pháp để bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa. Đồng thời, phát huy hơn nữa vai trò của các tổ chức và cá nhân trong xã hội vào công tác bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa; có các chương trình đào tạo, bồi dưỡng, khuyến khích các nghệ nhân trong gìn giữ, truyền dạy, phát huy giá trị di sản văn hóa…

Hội Di sản văn hóa Việt Nam được thành lập năm 2004, là một tổ chức xã hội-nghề nghiệp, tập hợp những người hoạt động trong lĩnh vực di sản văn hóa và những người tâm huyết với di sản văn hóa, nhằm góp phần bảo vệ và phát huy di sản văn hóa dân tộc. Hội đã có gần 15.000 hội viên, trong đó có nhiều chuyên gia, nhà khoa học về di sản văn hóa, các doanh nhân...

Hội Di sản văn hóa Việt Nam đã có nhiều đóng góp tích cực vào việc bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa; gắn kết, phát huy vai trò của cộng đồng, lấy cộng đồng là trung tâm hoạt động. Từ khi thành lập đến nay, Hội Di sản văn hóa Việt Nam đã sáng tạo, không ngừng đổi mới đã có nhiều đóng góp tích cực vào sự nghiệp bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa.

Hội đã phối hợp cơ quan hữu quan đề xuất xây dựng Đề án trình Thủ tướng Chính phủ lấy ngày 23/11 hằng năm là ngày Di sản văn hóa Việt Nam-ngày truyền thống của ngành Di sản văn hóa. Từ năm 2005 đến nay, Hội Di sản văn hóa Việt Nam đều phối hợp Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và các địa phương tổ chức các sự kiện quảng bá, tôn vinh di sản văn hóa dân tộc…/.

Tin cùng chuyên mục
Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV năm 2024

Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV năm 2024

Ngày 22/11, tại TP. Phan Rang-Tháp Chàm, UBND tỉnh Ninh Thuận long trọng tổ chức Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV năm 2024 với chủ đề: “Các dân tộc tỉnh Ninh Thuận đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững”. Đến dự có Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Nông Thị Hà; Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy-Chủ tịch HĐND tỉnh Phạm Văn Hậu; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Minh Hoàng, lãnh đạo các sở, ban, ngành, các huyện, thành phố cùng 250 đại biểu đại diện cho gần 170.000 đồng bào các DTTS trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.