Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Chương trình MTQG phát triển Kinh tế - Xã hội
vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi
giai đoạn 2021-2030

Trang địa phương

Bảo tồn, phát huy, giữ gìn bản sắc văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc có số dân dưới 10.000 người

Tào Đạt - Thanh Thuận - 15:46, 05/11/2023

Đây là nhấn mạnh của ông Tống Thanh Hải - Uỷ viên Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Lai Châu với các nghệ nhân tiêu biểu, người có nhiều đóng góp trong công tác bảo tồn và trao truyền văn hóa truyền thống của các dân tộc có số dân dưới 10.000 người tham gia Ngày hội văn hóa các dân tộc có số dân dưới 10.000 người lần thứ Nhất tại tỉnh Lai Châu năm 2023.

Toàn cảnh buổi gặp mặt
Toàn cảnh buổi gặp mặt

Buổi gặp mặt do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) và UBND tỉnh Lai Châu phối hợp tổ chức. Dự buổi lễ còn bà Trịnh Thị Thủy - Thứ trưởng Bộ VHTT&DL và  33 nghệ nhân tiêu biểu của 14 dân tộc rất ít người gồm Ơ Đu, Pu Péo, Lự, Bố Y, Rơ Măm, Si La, Brâu, Cống, Cờ Lao, Lô, Chứt, Lự, Pà Thẻn, Ngái.

Theo ông Tống Thanh Hải, Ngày hội văn hóa các dân tộc có số dân dưới 10.000 người lần thứ I tại tỉnh Lai Châu năm 2023 còn là dịp để các đoàn đại biểu và du khách được tìm hiểu thêm những nét văn hóa độc đáo của các dân tộc khác, qua đó học hỏi, thể hiện và trao truyền để những nét văn hóa đặc sắc của cộng đồng dân tộc Việt Nam được gìn giữ và phát huy.

Tại buổi gặp mặt, đại diện các nghệ nhân tiêu biểu, người có nhiều đóng góp trong công tác bảo tồn và trao truyền văn hóa truyền thống của 14 dân tộc có số dân dưới 10.000 người đã chia sẻ kinh nghiệm trong công tác bảo tồn, phát huy bản sắc văn hoá truyền thống của dân tộc mình tại địa phương.

Tiêu biểu, bà Hù Thị Xuân, dân tộc Si La ở bản Seo Hai, xã Can Hồ, huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu cho biết, trong cộng đồng 54 dân tộc anh em của Việt Nam, Si La là 1 trong 5 dân tộc ít người nhất, có số dân chưa đến 1.000 người.

Do ít giao tiếp với các dân tộc khác nên những bản sắc văn hóa của dân tộc này ít được người nơi khác biết đến và cũng bị mai một dần. Nhằm giữ gìn văn hóa truyền thống, bà Xuân đã đứng ra tổ chức sưu tầm các bài dân ca và các điệu múa Si La, và trực tiếp truyền dạy các bài hát, điệu múa cho thanh niên và phụ nữ trong bản. Bà cũng phối hợp với các cơ quan chuyên môn nghiên cứu và biên soạn tài liệu lưu giữ lại văn hóa truyền thống của dân tộc Si La.

Thứ trưởng Bộ VHTT&DL Trịnh Thị Thủy và Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Lai Châu Tống Thanh Hải tặng quà cho các nghệ dân tiêu biểu trong công tác bảo tồn và trao truyền văn hóa truyền thống.
Thứ trưởng Bộ VHTT&DL Trịnh Thị Thủy và Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Lai Châu Tống Thanh Hải tặng quà cho các nghệ dân tiêu biểu trong công tác bảo tồn và trao truyền văn hóa truyền thống.

Với những đóng góp của bà Xuân, những nghi lễ truyền thống như trong việc thờ cúng tổ tiên, cưới hỏi, mừng cơm mới, tạ ơn trời đất, lễ cấm bản... của người Si La đã bắt đầu được phục dựng lại.

Theo ông Tống Thanh Hải, những trăn trở, ý kiến của các nghệ nhân là chính đáng, tỉnh sẽ có ý kiến với Bộ VHTT&DL tiếp tục tham mưu cho Đảng, Nhà nước tổ chức nhiều sự kiện hơn nữa, không chỉ dừng ở quy mô ngày hội, mà còn nhiều hoạt động đa dạng khác. Mong muốn các nghệ nhân tiếp tục phát huy kết quả đã đạt được, trao truyền vốn văn hóa truyền thống của dân tộc mình tới các thế hệ con cháu để những giá trị văn hóa cốt lõi của mỗi dân tộc không bị mất đi.

Tin cùng chuyên mục
Cà Mau: Chú trọng thực hiện hiệu quả Chương trình MTQG 1719

Cà Mau: Chú trọng thực hiện hiệu quả Chương trình MTQG 1719

Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; giai đoạn I: Từ năm 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) đã và đang phát huy hiệu quả trên nhiều lĩnh vực về đời sống kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS tỉnh Cà Mau. Minh chứng như việc triển khai hiệu quả Dự án 1 của Chương trình, đã góp phần giải quyết cơ bản việc thiếu đất ở, nhà ở và nước sinh hoạt trong vùng đồng bào DTTS ở địa bàn khó khăn.