Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa người Bhnong

PV - 10:43, 06/03/2019

Người Bhnong (thuộc dân tộc Giẻ-triêng) ở huyện Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam chiếm khoảng 75% dân số toàn huyện, với hơn 17.000 người. Đây là nhóm dân tộc định cư lâu đời tại Phước Sơn. Người Bhnong ở Phước Sơn còn lưu giữ khá nhiều nét văn hóa đặc sắc, trong đó ẩm thực, cồng chiêng, điệu múa truyền thống… là tiêu biểu nhất. Nhằm khôi phục, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của người Bhnong, huyện miền núi Phước Sơn đã có nhiều cách làm hay, phù hợp với điều kiện đặc thù của địa phương.

Chị Y Ợi, thôn Lao Mưng, xã Phước Xuân chia sẻ: “Món đặc trưng của người Bhnong là ếch nướng lá, thịt sóc nấu môn dốc. Về nơi đây, người phụ nữ Giẻ-triêng ai cũng biết nấu nướng cho gia đình mình. Những món ăn được tất cả phụ nữ Bhnong lưu giữ và phát huy vì không có hóa chất độc hại để đảm bảo sức khỏe cho gia đình và người thân của mình”.

Đến các bản làng người Bhnong, có thể thấy ẩm thực của người Bhnong ở Phước Sơn với các món ăn mang đậm hương vị núi rừng như: cơm gạo baton, cá suối muối chua, lá sắn nấu canh ốc đá, môn dốc xào thịt sóc, cá niêng nướng ống lam… Cuộc sống của người Bhnong ở Phước Sơn luôn gắn bó với nương, rẫy, vì vậy trong văn hóa ẩm thực, đồng bào cũng thường sử dụng những nguyên liệu sẵn có. Bất kỳ một người phụ nữ Bhnong nào cũng đều thành thục trong việc nấu nướng các món ăn đặc trưng của dân tộc mình.

Một cuộc thi ẩm thực của các dân tộc huyện Phước Sơn. Một cuộc thi ẩm thực của các dân tộc huyện Phước Sơn.

Huyện Phước Sơn luôn coi trọng việc tổ chức sưu tầm, phục hồi các món ẩm thực truyền thống của bà con DTTS; đưa các nghệ nhân am hiểu văn hóa dân tộc truyền dạy lại cho thế hệ trẻ, nhất là học sinh tại các trường PTDTNT; định kỳ tổ chức liên hoan cồng chiêng; tổ chức các cuộc thi về ẩm thực, văn hóa văn nghệ…

Cũng như nhiều thành phần dân tộc anh em khác, người Bhnong ở huyện Phước Sơn cũng có nhiều nét văn hóa đặc trưng từ ẩm thực, trang phục, âm nhạc, chuyện cổ tích, điệu múa cồng chiêng… Tuy nhiên do quá trình di cư cũng như trải qua nhiều biến thiên của lịch sử, nhiều nét văn hóa tốt đẹp đó đã bị mai một. Trước thực tế đó, từ năm 2018, huyện Phước Sơn đã đề ra nhiều giải pháp để sưu tầm, phục dựng, khôi phục và bảo tồn các nét đẹp văn hóa của tộc người Bhnong cho thế hệ mai sau. Trong đó, việc tổ chức liên hoan ẩm thực, cồng chiêng toàn huyện lần này đã được bà con các dân tộc anh em trên địa bàn huyện Phước Sơn đón nhận nhiệt tình. Nhiều món ẩm thực tưởng đã thất truyền, nhiều điệu múa hay, đẹp, tưởng chừng đã thất lạc, nay đã được các già làng truyền lại cho con cháu…

Ông Nguyễn Thế Thọ, Trưởng phòng Văn hóa Thông tin huyện Phước Sơn cho biết: Hiện nay, Phòng Văn hóa Thông tin đang tham mưu cho UBND huyện lập đề án bảo tồn văn hóa vật thể, phi vật thể của người Bhnong để bảo tồn phát huy.

Có thể nói, với sự cố gắng của mình, huyện miền núi cao Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam đã và đang khôi phục gần như nguyên bản các giá trị văn hóa truyền thống của người Bhnong.

TẤN SỸ - THANH HUYỀN

Tin cùng chuyên mục
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Sáng 9/11, tại Tp. Pleiku, tỉnh Gia Lai, Ủy ban Dân tộc phối hợp với các ban, bộ, ngành Trung ương và các địa phương tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I từ năm 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) khu vực miền Trung - Tây Nguyên và đề xuất nội dung Chương trình MTQG 1719 giai đoạn II từ năm 2026 - 2030.