Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Chương trình MTQG phát triển Kinh tế - Xã hội
vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi
giai đoạn 2021-2030

Bảo tồn di sản văn hóa các dân tộc huyện Chi Lăng (Lạng Sơn): Nhiều hạng mục, phần việc đã được thực hiện (Bài 1)

Văn Hoa - 16:50, 14/08/2023

Chi Lăng là huyện miền núi nằm ở phía Tây Nam của tỉnh Lạng Sơn, đồng bào DTTS chiếm 84%, tạo nên những giá trị văn hóa phong phú, đậm đà bản sắc. Những năm qua, từ sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, các hoạt động gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, bảo tồn các di sản văn hóa đã đạt được những thành tựu đáng ghi nhận. Đặc biệt, gần 3 năm qua, thực hiện Dự án 6 về “Bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các DTTS gắn với phát triển du lịch” thuộc Chương trình MTQG 1719, đang được nhìn nhận là đã tạo nên một “bước tiến mới”, góp phần phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi.

Dưới Tượng đài chiến thắng Chi Lăng, Huyện ủy Chi Lăng đã tổ chức trao Huy hiệu Đảng, Kết nạp Đảng viên và sinh hoạt chuyên đề. (Trong ảnh, đồng chí Trần Thanh Nhàn, Bí thư Huyện ủy Chi Lăng trao Huy hiệu Đảng cho các đảng viên).
Dưới Tượng đài chiến thắng Chi Lăng, Huyện ủy Chi Lăng đã tổ chức trao Huy hiệu Đảng, Kết nạp Đảng viên và sinh hoạt chuyên đề. (Trong ảnh, đồng chí Trần Thanh Nhàn, Bí thư Huyện ủy Chi Lăng trao Huy hiệu Đảng cho các đảng viên).

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền

Nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ bảo tồn di sản văn hóa trên địa bàn, huyện Chi Lăng đã bám sát thực tiễn, lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả các chủ trương, nghị quyết, chương trình, đề án của Trung ương và của Tỉnh ủy về về bảo tồn và phát huy các di sản văn hóa. Như, Nghị quyết số 25-NQ/TU ngày 31/8/2016 của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ về bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hoá tỉnh Lạng Sơn, giai đoạn 2016 - 2020 và những năm tiếp theo (Nghị quyết số 25); Nghị quyết số 51-NQ/TU ngày 06/10/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị di tích lịch sử Chi Lăng giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030 (Nghị quyết số 51); Kết luận số 28-KL/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về việc tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 25-NQ/TU (Kết luận số 28)…

Căn cứ vào các nghị quyết, văn bản chỉ đạo có liên quan trên, UBND huyện Chi Lăng tham mưu cho Ban Chấp hành Đảng bộ huyện ban hành Nghị quyết số 22-NQ/HU, ngày 03/02/2021 về phát triển Du lịch gắn với bảo tồn phát huy các giá trị lịch sử, văn hóa truyền thống huyện Chi Lăng từ nay đến 2025, định hướng đến năm 2030; Kế hoạch số 135/KH-UBND, ngày 25/3/2021 về thực hiện Kết luận số 28. Ngoài ra, huyện Chi Lăng cũng đã ban hành nhiều văn bản về tăng cường công tác quản lý các điểm di tích gắn với phát triển du lịch trên địa bàn huyện Chi Lăng.

Di tích lịch sử Chi Lăng, nơi diễn ra nhiều sự kiện quan trọng của địa phương
Di tích lịch sử Chi Lăng, nơi diễn ra nhiều sự kiện quan trọng của địa phương

Theo đó, công tác tuyên truyền nghị quyết, kế hoạch về bảo tồn văn hóa bằng nhiều hình thức, phù hợp với nhiều đối tượng như: tổ chức tuyên truyền lồng ghép trong các buổi sinh hoạt Đảng bộ, chi bộ, các buổi họp thôn, bản, các buổi sinh hoạt văn hóa văn nghệ; xây dựng các chuyên trang, chuyên đề có nội dung về bảo tồn và phát huy vốn di sản văn hoá để đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng…

Đặc biệt, UBND huyện Chi Lăng đã chỉ đạo Phòng Văn hóa và Thông tin, Trung tâm Văn hóa, Thể thao và Truyền thông huyện, phối hợp với Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện và các đoàn thể tuyên truyền tới cán bộ, hội viên, đoàn viên và các tầng lớp Nhân dân trên địa bàn về nội dung nghị quyết, kế hoạch bảo tồn văn hóa gắn với việc phổ biến, giáo dục pháp luật về bảo vệ và phát huy giá trị di sản thông qua việc tổ chức lễ hội truyền thống hằng năm tại các điểm di tích.

Nhiều kết quả tích cực

Trong 03 năm qua (2020-2023), huyện Chi Lăng tổ chức sản xuất được 268 tin, bài với thời lượng phát sóng khoảng trên 500 phút có nội dung tuyên truyền về bảo tồn, tôn tạo, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống; đăng tải lên Trang thông tin điện tử huyện được 236 tin bài; Trang tin huyện Chi Lăng (fanpage) được 187 tin, bài; phát trên 150 buổi lưu động bằng hệ thống loa truyền thanh ô tô lưu động; treo trên 100 chiếc băng rôn khẩu hiệu, tổ chức khoảng 50 buổi văn hóa văn nghệ, 30 cuộc hội nghị, hội thảo, hội thi... ước khoảng 50.000 lượt người nghe, xem và tham gia. 

Các đại biểu tham quan thực địa tại di chỉ khảo cổ hang Ngườm Sâu, xã Gia Lộc, huyện Chi Lăng
Các đại biểu tham quan thực địa tại di chỉ khảo cổ hang Ngườm Sâu, xã Gia Lộc, huyện Chi Lăng

Đặc biệt, việc đầu tư xây dựng hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao ngày càng được quan tâm đầu tư xây dựng. Tính đến năm 2023, trên địa bàn huyện có 157/157 thôn, khu phố có Nhà văn hóa (đạt 100%), trong đó có 98/134 Nhà văn hóa thôn đạt chuẩn (đạt 73%); tổng số Nhà văn hóa xã trên địa bàn huyện có 13/20 (đạt 65%), trong đó có 09/20 xã, thị trấn có Nhà văn hóa xã đạt chuẩn; toàn huyện có 15/20 xã, thị trấn có Sân thể thao (đạt 70%).

Đến nay, toàn huyện có 17/20 đài truyền thanh xã (đạt 85%), với 269 cụm thu và 538 chiếc loa. Trong đó, có 04 đài truyền thanh xã ứng dụng công nghệ thông tin, 13 đài truyền thanh FM không dây. Dự kiến đến cuối năm 2023, huyện Chi Lăng sẽ thiết lập mới 03 đài truyền thanh ứng dụng công nghệ thông tin cho 03 xã còn lại, gồm: Liên Sơn, Bắc Thủy, và thị trấn Chi Lăng.

Công tác sưu tầm, kiểm kê, bảo quản, lập hồ sơ khoa học và trưng bày, triển lãm các hiện vật, di vật, cổ vật cũng được huyện đặc biệt quan tâm. Hiện nay, số lượng hiện vật đang được lưu giữ và trưng bày tại Nhà trưng bày Chiến thắng Chi Lăng là, 501 hiện vật các loại. Huyện đang tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo việc duy trì thực hiện công tác lập hồ sơ khoa học, quản lý những hiện vật đang được lưu giữ nêu trên.

Nhiều hiện vật lịch sử được trưng bày trang trọng tại Di tích Quốc gia đặc biệt – Di tích lịch sử Chi Lăng.
Nhiều hiện vật lịch sử đang được trưng bày tại Di tích Quốc gia đặc biệt – Di tích lịch sử Chi Lăng.

Bên cạnh đó, công tác quy hoạch, khoanh vùng bảo vệ, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho di tích; về tu bổ, bảo quản, phục hồi di tích; việc phân cấp quản lý di tích, thành lập Ban Quản lý di tích; thực hiện nếp sống văn minh, văn hóa tín ngưỡng, bảo vệ môi trường tại di tích; về quản lý, sử dụng nguồn thu tài chính, công đức tại di tích… được UBND huyện quan tâm, thực hiện.

Đặc biệt, huyện Chi Lăng đã phối hợp với các sở, ban ngành, cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức các hoạt động bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể; đẩy mạnh bảo tồn, phát huy giá trị các làn điệu dân ca, dân vũ; bảo tồn, phát huy giá trị lễ hội; khai thác giá trị di sản văn hóa gắn với phát triển du lịch;…

Theo bà  Đinh Thị Thao, Trưởng phòng Văn hóa-Thông tin huyện Chi Lăng, để hoạt động bảo tồn các di sản văn hóa huyện Chi Lăng được hiệu quả, nhất là việc khai thác, phát huy giá trị bản sắc văn hóa gắn với phát triển du lịch-một chủ trương đã được địa phương xác định là cần tạo điều kiện để phát triển mạnh, huyện sẽ tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền vận động Nhân dân tham gia bảo vệ di sản văn hóa, gắn các hoạt động văn hóa dân tộc trong công tác xây dựng đời sống văn hóa. Trong đó, chú trọng đến nguyên tắc “bảo tồn sống”, tức là bảo tồn các loại hình văn hóa ngay chính trong đời sống cộng đồng; Có hình thức động viên các nghệ nhân giỏi, những cá nhân và gia đình có công sức giữ gìn tài sản văn hóa dân tộc. 


Tin cùng chuyên mục
Chiêm ngưỡng vẻ đẹp như tranh vẽ của ruộng bậc thang Hoàng Su Phì

Chiêm ngưỡng vẻ đẹp như tranh vẽ của ruộng bậc thang Hoàng Su Phì

Những ngày cuối tháng 9, đầu tháng 10 khi đến Hoàng Su Phì (Hà Giang) du khách dễ dàng bắt gặp những khoảnh khắc đẹp huyền ảo đến ngây ngất lòng người, từ cảnh mây trời, núi non và những thửa ruộng bậc thang nối dài tít tắp, lúa đang bắt đầu dần chuyển sang màu vàng óng... Bức tranh về thiên nhiên, cuộc sống hòa quyện níu giữ bước chân của du khách.