Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Bão số 13 đi vào đất liền các tỉnh từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên - Huế và suy yếu

PV - 09:39, 15/11/2020

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, ngày 15/11, do ảnh hưởng của bão số 13, tại đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) đã có gió mạnh cấp 9, giật cấp 11, ở đảo Cồn Cỏ có gió mạnh cấp 7, giật cấp 10; trên đất liền ven biển Thừa Thiên - Huế, Đà Nẵng có gió mạnh cấp 7-8, giật cấp 9-10. Ở các tỉnh Trung Trung Bộ đã có mưa to đến rất to với lượng mưa phổ biến 100-150 mm.


Tin bão khẩn cấp (cơn bão số 13). Ảnh: nchmf.gov.vn
Tin bão khẩn cấp (cơn bão số 13). Ảnh: nchmf.gov.vn

Hồi 4 giờ ngày 15/11, vị trí tâm bão số 13 ở khoảng 16,8 độ Vĩ Bắc; 107,9 độ Kinh Đông, ngay trên vùng biển từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên - Huế. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8-9 (60-90 km/giờ), giật cấp 12. Bán kính gió mạnh từ cấp 6, giật từ cấp 8 trở lên khoảng 100 km tính từ tâm bão.

Dự báo từ 4 giờ ngày 15/11 đến 16 giờ ngày 15/11, bão số 13 di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được 15-20 km, đi vào đất liền các tỉnh từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên - Huế và suy yếu thành áp thấp nhiệt đới. Đến 16 giờ ngày 15/11, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở khoảng 17,2 độ Vĩ Bắc; 106,0 độ Kinh Đông, trên khu vực Thượng Lào. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 6 (40-50 km/giờ), giật cấp 8.

Từ 4 giờ ngày 15/11 đến 4 giờ ngày 16/11, áp thấp nhiệt đới di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được 15-20 km, đi sâu vào đất liền và suy yếu thành một vùng áp thấp trên khu vực Thái Lan.

Vùng nguy hiểm do bão trên biển từ 4 giờ ngày 15/11 đến 5 giờ ngày 16/11 (gió mạnh từ cấp 6 trở lên, giật từ cấp 8 trở lên): từ vĩ tuyến 14,0 đến 19,0 độ Vĩ Bắc; phía Tây kinh tuyến 109,0 độ Kinh Đông, toàn bộ tàu thuyền hoạt động trong vùng nguy hiểm đều có nguy cơ cao chịu tác động của gió giật mạnh.

Trên biển, vùng biển từ Hà Tĩnh đến Đà Nẵng (bao gồm cả huyện đảo Cồn Cỏ) có mưa bão, gió mạnh cấp 8-9, giật cấp 11; sóng biển cao 4-5 m, biển động rất mạnh. Vùng biển Bắc vịnh Bắc Bộ (bao gồm cả huyện đảo Bạch Long Vĩ) gió Đông Bắc mạnh cấp 7, có lúc cấp 8, giật cấp 10, sóng biển cao 2-4 m; biển động mạnh.

Ven biển các tỉnh, thành từ Thanh Hóa đến Đà Nẵng có khả năng nước dâng do bão cao 0,5-1,0 m. Nguy cơ ngập úng xảy ra ở vùng trũng thấp ven biển, cửa sông, đầm phá tại các tỉnh, thành: Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế, Đà Nẵng.

Trên đất liền từ phía Nam Nghệ An đến Thừa Thiên - Huế có gió mạnh cấp 6-7, vùng gần tâm bão cấp 8, giật cấp 10. Ngày 15/11 đến ngày 16/11, từ Thanh Hóa đến Quảng Nam có mưa to đến rất to với lượng mưa từ 100-150 mm, có nơi trên 200 mm. Khu vực đồng bằng Bắc Bộ, Hòa Bình, Sơn La có mưa, có nơi mưa vừa, mưa to với lượng mưa phổ biến 40-80 mm. Cảnh báo cấp độ rủi ro thiên tai do bão cấp 3.

Do ảnh hưởng của không khí lạnh kết hợp với nhiễu động gió Đông sau bão số 13 nên từ ngày 15/11 đến ngày 16/11, ở các tỉnh Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ nhiều mây, có mưa, có nơi mưa vừa, mưa to. Trời chuyển lạnh, có nơi chuyển rét với nhiệt độ thấp nhất ở vùng đồng bằng phổ biến 17-20 độ, vùng núi 15-17 độ C, vùng núi cao có nơi dưới 12 độ C.

Các chuyên gia của Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia cảnh báo: Những người đi biển cần thường xuyên theo dõi tin dự báo thời tiết trên các phương tiện thông tin đại chúng, hệ thống tín hiệu báo bão, đồng thời chú ý quan sát bầu trời và mặt biển để phán đoán diễn biến thời tiết. Khi nhận được tin bão thì tùy thuộc vào vị trí của tàu, thuyền đang hoạt động, vị trí và cường độ hướng di chuyển của bão mà thuyền trưởng cần kịp thời cho tàu, thuyền vào bờ hoặc tránh xa vùng ảnh hưởng của bão. Các thuyền trưởng cần điều khiển tàu, thuyền nhanh chóng tránh bão, luôn luôn giữ cho phương tiện của mình ở xa tâm bão một khoảng cách an toàn tối thiểu là từ 350 đến 400 km (tương đương 200 hải lý).

Chi tiết các khu vực ngày và đêm 15/11: Phía Tây Bắc Bộ nhiều mây, ngày có mưa vài nơi; chiều tối và đêm có mưa, có nơi mưa vừa, mưa to. Gió nhẹ. Sáng và đêm trời rét. Nhiệt độ thấp nhất 16-19 độ C, có nơi dưới 15 độ C; cao nhất 24-27 độ C, có nơi trên 27 độ C.

Phía Đông Bắc Bộ nhiều mây, có mưa, có nơi mưa vừa, mưa to. Gió Đông Bắc cấp 2-3. Trời lạnh. Nhiệt độ thấp nhất 17-20 độ C; vùng núi 15-17 độ C, vùng núi cao có nơi dưới 12 độ C; cao nhất 22-25 độ C.

Các tỉnh từ Thanh Hóa đến Thừa Thiên - Huế nhiều mây, có mưa to đến rất to. Gió Bắc đến Tây Bắc cấp 3; riêng từ phía Nam Nghệ An đến Thừa Thiên - Huế sáng có gió mạnh cấp 6-7, vùng gần tâm bão cấp 8, giật cấp 10. Phía Bắc trời lạnh. Nhiệt độ thấp nhất 18-21 độ C; cao nhất 22-25 độ C.

Thủ đô Hà Nội nhiều mây, có mưa, có nơi mưa vừa, mưa to. Gió Đông Bắc cấp 2-3. Trời lạnh. Nhiệt độ thấp nhất 17-20 độ C; cao nhất 22-24 độ C. Từ ngày 15/11 đến ngày 16/11 có mưa, trời chuyển lạnh với nhiệt độ thấp nhất phổ biến 18-20 độ C.

Các tỉnh, thành từ Đà Nẵng đến Bình Thuận nhiều mây, phía Bắc (từ Đà Nẵng đến Quảng Nam) sáng có mưa, có nơi mưa vừa, sau có mưa rải rác; phía Nam có mưa rào và dông vài nơi. Gió Đông đến Đông Bắc cấp 2-3; riêng Đà Nẵng sáng có gió mạnh cấp 6-7, giật cấp 8. Trong cơn dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh. Nhiệt độ thấp nhất 22-25 độ C; phía Nam có nơi trên 25 độ C; cao nhất 25-28 độ C; phía Nam 28-31 độ C.

Tây Nguyên có mây, có mưa rào và dông vài nơi. Gió nhẹ. Trong cơn dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh. Nhiệt độ thấp nhất 19-22 độ C; cao nhất 26-29 độ C.

Nam Bộ có mây, có mưa rào và dông vài nơi. Gió nhẹ. Trong cơn dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh. Nhiệt độ thấp nhất 22-25 độ C; cao nhất 29-32 độ C, có nơi trên 32 độ C.

Tin cùng chuyên mục
Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV năm 2024

Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV năm 2024

Ngày 22/11, tại TP. Phan Rang-Tháp Chàm, UBND tỉnh Ninh Thuận long trọng tổ chức Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV năm 2024 với chủ đề: “Các dân tộc tỉnh Ninh Thuận đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững”. Đến dự có Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Nông Thị Hà; Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy-Chủ tịch HĐND tỉnh Phạm Văn Hậu; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Minh Hoàng, lãnh đạo các sở, ban, ngành, các huyện, thành phố cùng 250 đại biểu đại diện cho gần 170.000 đồng bào các DTTS trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.