Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Bao giờ bản Mùa Xuân có trường mới?

Quỳnh Chi - 16:45, 28/09/2020

Sau nhiều giờ lặn lội, băng rừng hơn 15 cây số, trên con đường núi dốc đứng một bên là núi, một bên là vực thẳm, chúng tôi đặt chân đến bản Mùa Xuân, xã Sơn Thủy, huyện Quan Sơn (Thanh Hóa). Đây là một trong những bản nghèo khó nhất của huyện này. Không đường, không điện lưới, không Internet, cuộc sống của người dân vẫn theo kiểu tự cung, tự cấp với việc trồng lúa, ngô, nên cái nghèo vẫn đeo bám quanh năm.

Không có sân chơi cho trẻ, cũng không đủ bàn ghế và đồ dùng học tập, phải trải chiếu xuống nền xi măng nham nhở để làm chỗ cho các bé ngồi
Không có sân chơi cho trẻ, cũng không đủ bàn ghế và đồ dùng học tập, phải trải chiếu xuống nền xi măng nham nhở để làm chỗ cho các bé ngồi

Trưởng bản Thao Văn Dia cho biết, bản có 114 hộ dân, 100% đều thuộc hộ nghèo. Đặc biệt, trong bản hiện có 71 em học sinh từ độ tuổi 18 tháng đến dưới 6 tuổi đang theo học tại ngôi trường mầm non trong bản. Tuy nhiên, ngôi trường này đã xuống cấp trầm trọng, đe dọa đến sự an toàn của cả cô và trò. Bao năm qua, mong muốn của thầy, cô giáo và bà con chúng tôi là xây được trường mới khang trang cho các em nhỏ. 

Ngôi trường mầm non dột nát nằm bên con suối nhỏ của bản Mùa Xuân. Gọi là trường, nhưng chỉ có 2 phòng học chật hẹp được xây dựng từ lâu nên xuống cấp trầm trọng. Bức tường bị tróc vữa, nền xi măng nham nhở, những chiếc ghế học sinh đa phần hỏng hóc bị xếp trong góc lớp. Trên trần nhà lợp mái tôn thủng lỗ chỗ nên phòng học ẩm ướt. 

Trường không có sân chơi, cũng không đủ bàn ghế và đồ dùng học tập cho các cháu dùng, vì thế 2 cô giáo phụ trách lớp học phải trải chiếu xuống nền xi măng, che những phần nham nhở để làm chỗ cho các bé ngồi. Cô giáo Thao Thị Ly bộc bạch: “Rất thương các bé. Chỉ mong sao sớm có ngôi trường tử tế để các bé đi học được an toàn, được vui khi đến lớp”.

Ông Lữ Văn Tiên, Chủ tịch UBND xã Sơn Thủy cho biết, vì phòng học quá chật chội nên phải chia ca học buổi sáng và chiều. Các em nhỏ ở đây không được học cả ngày như ở nơi khác. Khi mùa mưa đến, lớp học phải nghỉ vì không bảo đảm an toàn. Chúng tôi rất trăn trở, muốn xây dựng ngôi trường mới, nhưng xã nghèo không có kinh phí. Chúng tôi đã vận động rất nhiều nơi nhưng vẫn chưa có kết quả. 

Theo ông Chu Đình Trọng, Phó Chủ tịch huyện Quan Sơn, huyện đang có dự án làm đường lên bản Mùa Xuân. Dự kiến khoảng 2 năm nữa, bà con sẽ có đường giao thông thuận lợi hơn, nhưng về trường học thì hiện nay huyện vẫn chưa có kinh phí…

Tin cùng chuyên mục
Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ngày 22/11, tại TP. Phan Rang-Tháp Chàm, UBND tỉnh Ninh Thuận long trọng tổ chức Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024 với chủ đề: “Các dân tộc tỉnh Ninh Thuận đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững”. Đến dự có Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc (UBDT) Nông Thị Hà; Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy - Chủ tịch HĐND tỉnh Phạm Văn Hậu; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Minh Hoàng, lãnh đạo các sở, ban, ngành, các huyện, thành phố cùng 250 đại biểu đại diện cho gần 170.000 đồng bào các DTTS trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.