Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Bảo đảm an ninh mạng trong dạy học trực tuyến

Nghĩa Hiệp - 09:48, 21/04/2020

Các lớp học trực tuyến đang trở thành giải pháp hữu hiệu để duy trì lớp học, đảm bảo sức khỏe cũng như bù đắp kiến thức cho học sinh, sinh viên (HS,SV) trước tình hình diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid -19. Tuy nhiên, thời gian gần đây xuất hiện kẻ xấu lợi dụng lỗ hổng trong quản lý lớp học, tham gia vào lớp với mục đích phá đám, gây rối, đe dọa… ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng dạy và học.

Em Nguyễn Đức Long học online tại nhà trên phần mềm mới được triển khai
Em Nguyễn Đức Long học online tại nhà trên phần mềm mới được triển khai

Em Nguyễn Đức Long, sinh viên Trường Sư phạm Thể dục Thể thao cho biết: “Chúng em rất hoang mang khi cô giáo đang giảng bài lại có hình ảnh phản cảm được chèn vào trên màn hình lớp học. Hoặc có người vào nói những lời bôi nhọ giáo viên, đùa cợt với các bạn trong lớp, dẫn đến buổi học phải bị hủy bỏ”. 

Nặng nề hơn còn có những dấu hiệu lạm dụng, quấy rối và bắt nạt trẻ em, HS, SV trên những lớp học Online, hậu quả dẫn đến hoang mang về tâm lý và ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục. Sự việc trên xảy ra bởi việc bảo mật lớp học rất kém, các giáo viên sử dụng phần mềm miễn phí không có các lớp bảo mật, hoặc chính những học sinh đã chia sẻ mã lớp học để mời các đối tượng xấu vào phá lớp. 

“Chỉ cần biết địa chỉ ID (mã lớp học), mật khẩu vào lớp, hoặc có thành viên chia sẻ đường link dẫn vào lớp, ai cũng có thể tham gia lớp học”, em Long chia sẻ. 

Để khắc phục tình trạng trên, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đề nghị các Sở GD&ĐT; các trường đại học, học viện,… cần tổ chức tuyên truyền, tập huấn phổ biến kiến thức, kỹ năng sử dụng Internet, mạng xã hội bảo đảm an toàn, an ninh mạng khi tham gia hoạt động dạy - học qua Internet; kỹ năng phòng, tránh các nguy cơ, tình huống, tác hại có thể xảy ra đối với thầy cô giáo, HS, SV trong dạy học qua Internet.

Được tham gia tập huấn, cô Nguyễn Thị Hà Duyên, giáo viên Trường THPT Văn Lang, TP. Hạ Long (Quảng Ninh) chia sẻ: “Tôi cùng đồng nghiệp được Sở GD&ĐT tỉnh hướng dẫn sử dụng phần mềm mới. Đây là phần mềm có bản quyền do Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông triển khai. Chúng tôi đã áp dụng việc điểm danh kiểm soát học sinh trước khi vào lớp và trước khi kết thúc lớp học”. 

Cụ thể, các giáo viên không chia sẻ mã lớp học rộng rãi như trước mà yêu cầu trước giờ học 15 phút, tất cả HS phải có mặt ở hàng chờ trên hệ thống để tiến hành điểm danh vào lớp. Sau khi cô giáo cùng lớp trưởng xác nhận đúng HS, giáo viên đứng lớp sẽ cấp quyền cho HS đăng nhập vào lớp học. Tiếp đến là khóa lớp học để không có thành viên mới tham gia vào lớp khi bài giảng đã bắt đầu, và điểm danh lần 2 để kết thúc lớp học.

Để bảo đảm an toàn lớp học cũng như tạo ra môi trường lớp học điện tử an toàn hiện nay, cần có sự vào cuộc của các cơ quan quản lý an toàn thông tin, an ninh mạng. Các cơ quan chức năng cần hạn chế tối đa sự tác động xấu của các Hacker, tạo ra các chế tài có tính răn đe đủ mạnh, xử lý nghiêm các đối tượng có hành vi xấu đối với việc dạy học Online, hướng đến xây dựng không gian an toàn cho các lớp học trực tuyến thời gian tới đây. 

Ông Bùi Văn Linh, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Chính trị và Công tác học sinh, sinh viên, Bộ GD&ĐT cho biết: Bộ sẽ sớm có văn bản gửi Bộ Công an và Bộ Thông tin và Truyền thông đề nghị kiểm tra, xác minh về những thông tin xấu, quấy rối các lớp học. Hiện nay, Bộ cũng đang phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông cung cấp những ứng dụng có tính bảo mật cao, được bảo đảm an ninh, an toàn cho HS, SV.

Tin cùng chuyên mục
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Sáng 9/11, tại Tp. Pleiku, tỉnh Gia Lai, Ủy ban Dân tộc phối hợp với các ban, bộ, ngành Trung ương và các địa phương tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I từ năm 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) khu vực miền Trung - Tây Nguyên và đề xuất nội dung Chương trình MTQG 1719 giai đoạn II từ năm 2026 - 2030.