Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Chương trình MTQG phát triển Kinh tế - Xã hội
vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi
giai đoạn 2021-2030

Bánh tét cốm dẹp

BTK - 11:02, 07/10/2019

Đòn bánh tét cốm dẹp là một trong nhiều đặc sản của tỉnh Trà Vinh.

Bánh tét cốm dẹp

Nguyên liệu chính để làm nên bánh là cốm dẹp. Đây cũng là nếp nhưng người ta gặt sớm hơn khoảng nửa tháng để làm cốm.

Một nguyên liệu để làm bánh nữa là dừa, người ta nạo dừa và thắng với nước cốt, sau đó cho cốm vào nhào bột thật đều và mịn.

Khi bột đã nhào mịn thì làm nhân đậu xanh, người ta đãi vỏ, nấu sôi, đến khi đậu xanh chín mềm, rồi cho đường và vani vào.

Khi tất cả các nguyên liệu đã được chuẩn bị sẽ tiến hành gói. Người ta thường dùng lá chuối xiêm hoặc lá lùng gói để bánh không bị dính vào lá. Trước khi nấu thì người ta thường nhúng vào nước cốt dừa. Sau đó cho bánh vào nồi hấp cách thủy, khoảng vài tiếng là bánh chín vớt ra, mùi thơm phức vô cùng hấp dẫn.

Đòn bánh tét cốm dẹp đặc sản Trà Vinh thường không to mà nhỏ vừa vặn cầm tay khi ăn.

Điểm khác bánh tét cốm dẹp đặc sản Trà Vinh so với các loại bánh tét truyền thống là làm từ cốm dẹp cho nên có độ dẻo mịn khi ăn. Bên cạnh đó, người làm còn trộn nước cốt dừa, nên hương thơm rất hấp dẫn.

Điểm khác nữa đối với bánh tét truyền thống sẽ cho vào nồi nước sôi để nấu, còn bánh tét cốm dẹp cho vào hấp cách thủy. Bánh sẽ chín một cách từ từ, không lo sợ bánh bị vào nước.

Hãy thưởng thức hương vị dẻo thơm và cùng cảm nhận, trải nghiệm bánh tét cốm dẹp" khi du khách có dịp về thăm quê hương Trà Vinh.

Tin cùng chuyên mục
Kiến trúc di sản nhà rường Huế trong dòng chảy hiện đại

Kiến trúc di sản nhà rường Huế trong dòng chảy hiện đại

Trong kiến trúc xây dựng xưa cũ, nhà rường Huế là một phần quan trọng, độc đáo của văn hóa Huế. Trong dòng chảy hiện đại, kiến trúc di sản nhà rường Huế với tuổi đời gần 400 năm đã xuất hiện những xu thế tích cực, phù hợp với mục đích và công năng sử dụng mới.