Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Bản Mông không còn phá rừng

PV - 14:20, 09/04/2018

Những năm gần đây, đồng bào các dân tộc phía Bắc di cư vào Tây Nguyên không ngừng tăng, tình trạng thường xuyên phá rừng làm nương rẫy, săn bắt động vật và chuyển nhượng đất lâm nghiệp trái phép vẫn diễn ra ở nhiều địa phương khu vực Tây Nguyên.

Tuy nhiên, bản Mông ở xã Quảng Thành, thị xã Gia Nghĩa (Đăk Nông) từ khi áp dụng biện pháp “3 không: không phá rừng, không săn bắn động vật rừng và không sang nhượng đất rừng), bà con đã không còn xâm phạm đến rừng, tìm hướng phát triển kinh tế, đời sống người dân dần ổn định.

Nằm lọt giữa khu rừng phòng hộ thị xã Gia Nghĩa, thôn Nghĩa Lợi có hơn 200 hộ dân với 2.000 nhân khẩu, chủ yếu đồng bào Mông di cư tự do vào sinh sống. Ông Sùng A Tú, Phó trưởng thôn Nghĩa Lợi cho biết: Những năm trước, bà con chủ yếu đi làm thuê khuân vác, kéo gỗ cho người khác ở ngoài vào khai thác, rồi phát rừng làm rẫy và đi săn bắt động vật. Cuộc sống hết sức khó khăn nên ở một chỗ được một vài năm, bà con lại chuyển đi nơi khác sống và… lại phá rừng làm nhà. Những năm gần đây, ông và cán bộ địa phương đã đẩy mạnh tuyên truyền trong việc quản lý dân cư; cấm mọi hành vi xâm phạm đến rừng và đất rừng để giúp bà con hiểu được những hành vi vi phạm pháp luật.

Cán bộ địa phương thường xuyên thăm hỏi, tuyên truyền. Cán bộ địa phương thường xuyên thăm hỏi, tuyên truyền.

“Mặc dù đều thuộc diện khó khăn nhưng tuyệt nhiên bà con không còn phá rừng, bà con đã tập trung làm ăn kinh tế không gây mất trật tự an ninh như trước nữa. Các hộ sinh sống gần bìa rừng còn tự nguyện bảo vệ, thông báo cho chúng tôi mỗi khi thấy có đối tượng lạ mặt hoặc khi cây rừng bị chặt hạ”, ông Tú cho hay.

Ngoài trồng cà phê, hồ tiêu, lúa nước người dân chủ động ra ngoài làm thêm tăng thêm thu nhập cho gia đình. Từng là phu gỗ, những năm mới vào lập nghiệp anh Giàng A Lý, thường xuyên vận chuyển gỗ thuê cho lâm tặc và khai hoang xâm lấn đất rừng để làm đất sản xuất. Từ khi thực hiện biện pháp “3 không” với rừng của chính quyền địa phương, vợ chồng anh vừa đi làm thuê kiếm sống vừa canh tác nông nghiệp trên diện tích đất đã khai hoang trước đó. “Hằng ngày ra xã làm phụ hồ, còn giao việc nương rẫy lại cho vợ con. Nhìn chung cuộc sống đang dần ổn định”, anh Lý nói.

Xã Quảng Thành hiện đang quản lý hơn 900ha rừng các loại. Trước đây, tình trạng phá rừng làm nương rẫy và sang nhượng đất đai trái phép diễn ra thường xuyên. Chỉ tính từ 2014 đến 2016, có hơn 100ha rừng bị phá, chủ yếu do bà con phá rừng để làm nương rẫy. Nhằm quản lý tốt diện tích rừng hiện có, chính quyền và ngành chức năng tổ chức tuyên truyền và yêu cầu các hộ dân ký cam kết “3 không” với rừng gồm: không phá rừng, không săn bắn động vật rừng và không sang nhượng đất rừng.

Ông Phạm Mạnh Hồng, Phó Trưởng Công an xã Quảng Thành cho biết: Mấy năm nay, Công an xã phối hợp với Công an thị xã vận động tuyên truyền để bà con biết, bà con đang ở trái pháp luật ở trên đất lâm nghiệp, đất của Nhà nước nên bà con phải ký cam kết thực hiện chương trình 3 không. Chuyện phá rừng, buôn bán đất rừng đã giảm hẳn. Nhiều người dân sống ở khu vực bìa rừng còn tự nguyện tham gia bảo vệ rừng nên lâm tặc nơi khác hay những người dân ở xa cũng ít tới.

Theo ông Phạm Công Chiến, Chủ tịch UBND xã, từ khi được quy hoạch thành lập 2 thôn là Nghĩa Lợi và Nghĩa Thắng, chủ yếu đồng bào DTTS phía Bắc di cư vào, xã thường xuyên cắt cử cán bộ xuống địa bàn thăm hỏi, động viên và hướng dẫn bà con sản xuất, chăn nuôi, nắm tình hình dân di cư tự do để đưa vào diện quản lý, vận động nhân dân chỉ sản xuất, sử dụng diện tích đất đã quy hoạch ngoài rừng, thành lập các câu lạc bộ 3 không để người dân ký kết. Bà con đã thực hiện rất tốt chương trình 3 không này.

LÊ HƯỜNG - QUỐC PHONG

Tin cùng chuyên mục
Tăng cường nâng cao năng lực cho người dân vùng DTTS và miền núi Nghệ An

Tăng cường nâng cao năng lực cho người dân vùng DTTS và miền núi Nghệ An

Nhằm thúc đẩy đồng bào các DTTS phát triển toàn diện trên các lĩnh vực đời sống, kinh tế, xã hội, trong nhiều năm qua, việc nâng cao kiến thức, trình độ, năng lực… cho người dân vùng đồng bào DTTS và miền núi Nghệ An được các cấp, các ngành trong tỉnh rất quan tâm. Đặc biệt, từ khi triển khai Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn I: từ năm 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719) nội dung này càng được thực hiện bài bản, quyết liệt hơn nhờ nguồn lực đầu tư, hỗ trợ của Chương trình.