Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Bán hàng livestream: Giải pháp đột phá mở rộng đầu ra cho đặc sản vùng DTTS

Minh Nhật - 18:45, 01/10/2024

Thời điểm này, một số địa phương vùng DTTS đã lên kế hoạch tiêu thụ nông sản trước khi vụ thu hoạch chính thức bắt đầu. Tìm đầu ra ổn định cho nông sản luôn là bài toán khó với không ít địa phương và bán hàng theo phương thức livestream là một trong những “lối ra” đầy tiềm năng cho việc tiêu thụ nông sản Việt.

Livestream bán hàng nông sản có thể thu được từ vài chục đến vài trăm triệu đồng mỗi phiên. Ảnh: intenest
Livestream bán hàng nông sản có thể thu được từ vài chục đến vài trăm triệu đồng mỗi phiên. Ảnh: Internet

Trong bối cảnh công nghệ số bùng nổ, nhu cầu mua sắm trực tuyến ngày càng tăng, livestream đã trở thành một giải pháp đột phá và mở thêm cơ hội bán hàng OCOP sản phẩm đặc sản của địa phương cho nông dân

Đến nay, "Chợ phiên OCOP - Chiến dịch quảng bá nông đặc sản" đã trải dài xuyên suốt nhiều tỉnh, thành phố từ: Bắc kạn, Sơn La, Bắc Giang, Hà Tĩnh, Lâm Đồng, Đồng Tháp, Cần Giờ (TP. Hồ Chí Minh)... đồng thời sẽ tiếp tục mở rộng, nâng tầm hơn nữa quy mô chương trình trong giai đoạn tới. Được biết, đây là hoạt động được TikTok phối hợp cùng Trung tâm Xúc tiến Thương mại Nông nghiệp, thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tổ chức.

Đã có hàng nghìn phiên LIVE gắn logo Chợ phiên OCOP được thực hiện xuyên suốt nhiều tháng qua. Ảnh intenest
Đã có hàng nghìn phiên LIVE gắn logo Chợ phiên OCOP được thực hiện xuyên suốt nhiều tháng qua. Ảnh: Internet

Xu hướng tất yếu

Livestream bán hàng đã tạo nên một làn sóng mới trong thương mại điện tử, đặc biệt là trong ngành nông sản. Với tính tương tác cao, khả năng giới thiệu sản phẩm chi tiết và minh bạch, livestream đã trở thành công cụ hiệu quả để thu hút khách hàng, tăng doanh thu cho nông sản. Câu chuyện thành công của những buổi livestream bán hàng với con số ấn tượng như 72 tấn cam ở Nghệ An, 50 tấn vải ở Bắc Giang hay 23 tấn bí xanh ở Bắc Kạn đã minh chứng cho hiệu quả của mô hình này. Không chỉ đơn thuần là kênh bán hàng, livestream còn mang đến cơ hội kết nối trực tiếp giữa người tiêu dùng và người sản xuất, giúp nông dân hiểu rõ hơn nhu cầu của thị trường và từ đó điều chỉnh sản xuất cho phù hợp.

Sự phát triển mạnh mẽ của livestream bán hàng trong 3 năm trở lại đây đã tạo ra một động lực mạnh mẽ cho ngành Nông nghiệp Việt Nam. Tại Việt Nam, chỉ riêng Tiktok đã có 30 khóa đào tạo về chuyển đổi số, thu hút hàng nghìn học viên. Đã có hơn 200 nông dân mở gian hàng trên nền tảng này. Năm nay, Tiktok đã tổ chức hơn 20 phiên livestream tiêu thụ nông sản và tập huấn cho bà con. Sự gia tăng nhanh chóng về số lượng người tham gia và mức độ tương tác trên các nền tảng livestream đã minh chứng cho sức hấp dẫn của mô hình này.

Xu hướng livestream bán hàng được dự báo sẽ tiếp tục gia tăng trong khu vực trong 1-2 năm tới đây khi 93% người tiêu dùng thể hiện mong muốn duy trì hay thậm chí tăng cường trải nghiệm kết hợp mua sắm - giải trí trên các nền tảng sáng tạo nội dung số. Đây là cơ hội lớn để tiêu thụ nông sản qua hình thức bán hàng livestream.

Với tiềm năng to lớn của livestream, các sàn thương mại điện tử đã nhanh chóng nắm bắt cơ hội để mở rộng thị trường và thu hút người tiêu dùng. Các sàn thương mại điện tử như Shopee, Lazada, Tiki, Sendo… đã tích cực đầu tư vào việc phát triển các tính năng livestream, hỗ trợ người bán hàng xây dựng nội dung hấp dẫn, kết nối với khách hàng hiệu quả.

Hơn nữa, các sàn thương mại điện tử còn tạo điều kiện thuận lợi cho việc vận chuyển và thanh toán, giúp người nông dân yên tâm hơn trong việc kinh doanh trực tuyến. Việc kết nối với hệ thống logistics chuyên nghiệp giúp rút ngắn thời gian vận chuyển, đảm bảo sản phẩm đến tay người tiêu dùng một cách nhanh chóng và an toàn.

Anh Bùi Văn Toản (Mộc Châu, Sơn La) trong phiên livestream bán mận tại vườn. Ảnh: intenest
Anh Bùi Văn Toản (Mộc Châu, Sơn La) trong phiên livestream bán mận tại vườn. Ảnh: Internet

Những người nông dân như chị Nguyễn Thị Mơ, anh Bùi Văn Toản huyện Mộc Châu (Sơn La) trong phiên livestream bán mận tại vườn, đã tận dụng sức mạnh của livestream để thu về hơn 100 triệu đồng, kết nối được nhiều khách hàng trên cả nước, mở ra một hướng đi mới cho việc kinh doanh nông sản. Sự thành công của chị Mơ đã truyền cảm hứng cho nhiều người nông dân khác, khơi dậy niềm tin vào sức mạnh của công nghệ số trong việc nâng cao thu nhập và mở rộng thị trường.

Địa phương nhập cuộc mạnh mẽ

Để thúc đẩy phong trào livestream bán hàng nông sản, các địa phương đang tích cực nhập cuộc với những chương trình hỗ trợ cụ thể. Sơn La đã tổ chức tập huấn kỹ năng livestream cho nông dân, giúp họ tiếp cận thị trường trực tuyến một cách hiệu quả. Quảng Ninh đã tổ chức phiên livestream bán vải chín sớm Phương Nam, kết hợp bán hàng trực tuyến và trực tiếp, thu hút sự chú ý của nhiều khách hàng.

Việc Quảng Ninh chuẩn hóa dữ liệu vùng trồng vải chín sớm Phương Nam theo chuẩn OTAS, hướng đến xuất khẩu sản phẩm vào thị trường châu Âu là một minh chứng rõ nét cho việc nâng cao chất lượng sản phẩm để đáp ứng nhu cầu thị trường quốc tế. Sơn La đã xác định nhãn, xoài, mận, thanh long, sơn tra là sản phẩm chủ lực, tiếp tục hỗ trợ nông dân livestream bán hàng hóa, góp phần đẩy mạnh thương hiệu nông sản địa phương.

Nông dân livestream bán vải tại Bắc Giang. Ảnh: intenest
Nông dân livestream bán vải tại Bắc Giang. Ảnh: Internet

Để livestream bán hàng đạt hiệu quả tối ưu, doanh nghiệp cần ứng dụng công nghệ AI để nâng cao năng lực cạnh tranh. Các công cụ AI có thể hỗ trợ sáng tạo nội dung, phân tích dữ liệu để lên kế hoạch bán hàng phù hợp, đồng thời tăng cường tương tác với khách hàng. Kịch bản livestream cần ngắn gọn, súc tích, thu hút sự chú ý của khách hàng, giúp người bán hàng truyền tải thông điệp hiệu quả.

Ngoài việc tận dụng sức mạnh của công nghệ, doanh nghiệp cũng cần lưu ý các vấn đề pháp lý để đảm bảo hoạt động livestream bán hàng diễn ra minh bạch, an toàn và bền vững. Việc đảm bảo tính pháp lý của doanh nghiệp và sản phẩm, bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, tuân thủ các quy định về thuế và giấy phép kinh doanh là những yếu tố quan trọng để tạo dựng niềm tin với khách hàng.

Livestream bán hàng không chỉ là xu hướng hiện tại mà còn là tương lai của thị trường nông sản Việt. Để khai thác tối đa tiềm năng của hình thức bán hàng này, các địa phương cần tiếp tục hỗ trợ nông dân tiếp cận công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm và xây dựng thương hiệu. Doanh nghiệp cần ứng dụng công nghệ AI, tuân thủ pháp luật để phát triển hoạt động livestream bán hàng một cách bền vững.

Với sự kết hợp đồng lòng của các bên, livestream bán hàng sẽ trở thành động lực mạnh mẽ, thúc đẩy ngành Nông nghiệp Việt Nam phát triển, góp phần nâng cao thu nhập và đời sống cho người nông dân, đồng thời đưa sản phẩm nông sản Việt vươn xa ra thị trường quốc tế.

Tin cùng chuyên mục
Đak Đoa (Gia Lai): Câu lạc bộ "Thủ lĩnh của sự thay đổi" giúp trẻ em DTTS tự tin vững bước

Đak Đoa (Gia Lai): Câu lạc bộ "Thủ lĩnh của sự thay đổi" giúp trẻ em DTTS tự tin vững bước

Dù mới được thành lập nhưng các Câu lạc bộ (CLB) “Thủ lĩnh của sự thay đổi” tại huyện Đak Đoa (tỉnh Gia Lai) đã góp phần trang bị cho học sinh nhiều kiến thức, kỹ năng bổ ích để các em nói lên tiếng nói của mình và thay đổi nhận thức của thế hệ trẻ đồng bào DTTS ngay từ trên ghế nhà trường. Đặc biệt, các em còn là những hạt nhân tiên phong thay đổi nhận thức, xóa bỏ định kiến giới, từ đó dần xóa bỏ thói quen, tập tục lạc hậu ở thôn ấp, bản làng để cùng nhau vươn lên phát triển.