Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Ban Dân tộc tỉnh Thừa Thiên Huế học tập, trao đổi kinh nghiệm thực hiện Chương trình MTQG 1719 tại Lạng Sơn

Minh Thu - 15:04, 09/08/2023

Đoàn công tác của Ban Dân tộc tỉnh Thừa Thiên Huế do ông Lê Xuân Hải - Phó trưởng Ban Dân tộc tỉnh Thừa Thiên Huế làm Trưởng đoàn, đã có chuyến công tác tại huyện Lộc Bình, tỉnh Lạng Sơn.

Quang cảnh buổi làm việc của Đoàn công tác Ban Dân tộc tỉnh Thừa Thiên Huế tại UBND huyện Lộc Bình (Lạng Sơn).
Quang cảnh buổi làm việc của Đoàn công tác Ban Dân tộc tỉnh Thừa Thiên Huế tại UBND huyện Lộc Bình (Lạng Sơn)

Tiếp và làm việc với Đoàn công tác Ban Dân tộc tỉnh Thừa Thiên Huế có ông Lâm Văn Viên - Phó trưởng Ban Dân tộc tỉnh Lạng Sơn; lãnh đạo UBND và các phòng chuyên môn của huyện Lộc Bình.

Trong khuôn khổ chuyến công tác, Đoàn đã có buổi làm việc tại UBND huyện Lộc Bình; nghe lãnh đạo huyện Lộc Bình báo cáo kết quả thực hiện Đề án “Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng DTTS” thuộc Tiểu Dự án 2, Dự án 9, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; giai đoạn I: Từ năm 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) trên địa bàn huyện.

Theo báo cáo, năm 2023, tổng kinh phí huyện Lộc Bình được giao thực hiện Tiểu Dự án 2, Dự án 9, Chương trình MTQG 1719 là 746 triệu đồng. Đến nay, huyện đã tổ chức được 2 lớp tập huấn Đề án “Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng DTTS” cho 167 đại biểu; 11/21 xã, thị trấn đã tổ chức 70 cuộc tuyên truyền lồng ghép tại các buổi họp thôn, sinh hoạt chi hội, chi đoàn với trên 5.200 lượt người nghe. Phối hợp với các ngành chức năng tổ chức 16 hội nghị phổ biến, giáo dục pháp luật cho gần 1.200 người, cấp phát trên 1.100 bộ tài liệu, trên 4.200 tờ rơi, tờ gấp...

Qua hoạt động truyền thông, tập huấn, thông tin, tuyên truyền, tư vấn, can thiệp… nhận thức của cán bộ, người dân ở các xã, thôn, bản có tỷ lệ cao hoặc nguy cơ cao về tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống đã được nâng lên. Các địa phương đã có các quy định về phòng chống tảo hôn, đưa vào hương ước, quy ước, bình xét gia đình văn hóa, qua đó góp phần giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào DTTS trên địa bàn huyện.

Thay mặt Đoàn công tác Ban Dân tộc tỉnh Thừa Thiên Huế, ông Lê Xuân Hải bày tỏ mong muốn, qua chuyến đi, các đại biểu của 2 địa phương sẽ trao đổi, tiếp thu được nhiều kinh nghiệm, mô hình hay, cách làm tốt trong thực hiện chính sách dân tộc nói chung, thực hiện Chương trình MTQG 1719 nói riêng… Từ đó, phát huy hơn nữa vai trò, trách nhiệm của cán bộ làm công tác dân tộc, cán bộ cơ sở trong công tác tuyên truyền, vận động Nhân dân chấp hành tốt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước; chung tay ngăn chặn, đẩy lùi tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống, làm cơ sở, tiền đề phát triển kinh tế - xã hội địa phương.

Tin cùng chuyên mục
Vùng miền núi Phú Yên không ngừng khởi sắc

Vùng miền núi Phú Yên không ngừng khởi sắc

Vùng miền núi tỉnh Phú Yên gồm 3 huyện Đồng Xuân, Sơn Hòa và Sông Hinh. Đây là nơi sinh sống của 33 dân tộc anh em, trong đó có 32 dân tộc thiểu số (chủ yếu là Ê Đê, Chăm, Ba Na, Tày, Nùng, Dao…) với trên 60.000 người. Nơi đây cũng từng là căn cứ cách mạng, ghi dấu một thời oanh liệt của quân và dân ta trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ. Được sự quan tâm đầu tư của Nhà nước, cho dù chưa hết khó khăn, nhưng diện mạo ở nhiều xã khó khăn đã có nhiều thay đổi; đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng được cải thiện, nâng cao...