Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Bài toán giải quyết việc làm cho con em DTTS sau khi ra trường - Nhìn từ Đăk Na

Tùng Lâm - 17:42, 13/08/2023

Hiểu được tầm quan trọng của con chữ, nhiều gia đình người Xơ Đăng ở xã Đăk Na, huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum chấp nhận vất vả, nuôi con tiếp tục theo học cao đẳng, đại học, mong muốn tương lai sẽ thoát khỏi cái nghèo, cái khổ. Nhưng sau khi ra trường, đa phần con em của bà con nơi đây vẫn cất tấm bằng trong nhà và loay hoay đi tìm việc làm.

Sau khi ra trường, A Cao vừa phụ bố mẹ làm rẫy, vừa học việc tại một chi nhánh công ty đo đạc.
Sau khi ra trường, A Cao vừa phụ bố mẹ làm rẫy, vừa học việc tại một chi nhánh công ty đo đạc.

“Nhà vẫn còn 3 con bò nữa, cố gắng học sau này khỏi phải về làm rẫy” – đó là câu nói mà bố nói với A Cao (24 tuổi, thôn Mô Bành 1, xã Đăk Na) 6 năm về trước, khi em vừa học hết lớp 12.

Được sự động viên của bố, A Cao vui mừng viết tiếp giấc mơ con chữ. Em chọn ngành Công tác xã hội, Trường Cao đẳng Cộng đồng Kon Tum (giờ là Trường Cao đẳng Kon Tum). 3 con bò nuôi trong nhà lần lượt để bố mẹ A Cao bán đi trong 3 năm em ngồi trên giảng đường.

Ra trường, niềm vui khi cầm trên tay tấm bằng tốt nghiệp chưa kịp nhen lên đã vội tắt khi hồ sơ xin việc của A Cao nhiều lần bị từ chối. Hiện tại em đang ở nhà phụ ba mẹ làm rẫy và đang tiếp tục học việc tại chi nhánh một công ty đo đạc đứng chân trên địa bàn xã.

A Cao tâm sự: Việc học giúp em tiếp thu thêm được nhiều kiến thức có thể áp dụng vào phát triển kinh tế gia đình. Tuy nhiên, em vẫn mong muốn tìm được một công việc khác phù hợp với chuyên ngành, giúp nâng cao thu nhập, xây dựng bản thân, tương lai ngày càng phát triển. Thú thật, ngày trước nếu tìm hiểu kỹ, em sẽ lựa chọn học các ngành nông, lâm nghiệp để về địa phương xin việc dễ hơn.

Anh A Veng mong muốn tìm được một công việc phù hợp với ngành học.
Anh A Veng mong muốn tìm được một công việc phù hợp với ngành học.

35 tuổi, anh A Veng (thôn Hà Lăng) vẫn chưa tìm được việc sau khi tốt nghiệp đại học ngành Luật. Anh A Veng kể, năm 2010, sau khi học xong lớp 12, anh lập gia đình. 2 năm sau, vợ động viên anh hãy tiếp tục đi học đại học để khỏi phí hoài 12 năm đèn sách, Sau này vừa hi vọng tìm được một công việc ổn định, vừa làm gương cho con cái và thế hệ trẻ trong làng.

Nghe vợ động viên, anh A Veng thấy hợp lý và theo học ngành Luật ở Phân hiệu Đại học Đà Nẵng tại Kon Tum. Suốt 5 năm trời, vợ chồng anh chị chịu nhiều khó khăn, cực khổ khi vừa phải gồng gánh việc chăm con, vừa nỗ lực làm rẫy để có tiền lo cho anh A Veng ăn học. Năm 2017, dù là người hiếm hoi ở thôn cầm trên tay tấm bằng đại học, anh vẫn chưa tìm được việc làm phù hợp tại địa phương.

"Năm ngoái, tôi từng làm hồ sơ xin việc tại Ban Quản lý rừng phòng hộ huyện Tu Mơ Rông và UBND xã Đăk Na, nhưng đến giờ vẫn chưa thấy phản hồi. Tôi mong muốn, trong thời gian tới, chính quyền các cấp quan tâm, tạo điều kiện để tôi tìm được một công việc, góp phần tăng thu nhập cho gia đình, anh A Veng" chia sẻ.

Theo ông Bùi Văn Viên, Chủ tịch UBND xã Đăk Na, huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum: Hiện tại, trên địa bàn xã có 10 người tốt nghiệp ra trường không có việc làm. Trong đó có 3 người học đại học, 5 người học cao đẳng, 2 người học trung cấp. Trong năm tới, sẽ có thêm 5 người tốt nghiệp ra trường và khả năng sẽ chật vật tìm kiếm việc làm. Xã cũng muốn tạo điều kiện cho các bạn làm việc tại địa phương nhưng các vị trí việc làm đã được tuyển dụng và lấp đầy, chỉ chờ có người nghỉ hưu mới có thể tuyển dụng.

Ông Viên thừa nhận, việc học xong nhưng không có việc làm phần nào ảnh hưởng đến tâm lý, cách nhìn nhận của bà con về việc học. Tuy nhiên, chính quyền địa phương vẫn luôn tuyên truyền bà con hãy cho con em đi học vì người có trình độ vẫn hơn người không có trình độ, cơ hội tìm được việc làm nhiều hơn, có thể áp dụng việc học vào phát triển kinh tế gia đình. Nhưng người dân cần lựa chọn những ngành nghề phù hợp với điều kiện tại địa phương để học xong dễ tìm việc làm. Nếu không tìm được việc ở địa bàn xã, vẫn có thể chủ động tìm các công việc phù hợp với trình độ ở các địa phương khác hoặc tại các công ty, hợp tác xã, doanh nghiệp.





Tin cùng chuyên mục
Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ngày 22/11, tại TP. Phan Rang-Tháp Chàm, UBND tỉnh Ninh Thuận long trọng tổ chức Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024 với chủ đề: “Các dân tộc tỉnh Ninh Thuận đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững”. Đến dự có Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc (UBDT) Nông Thị Hà; Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy - Chủ tịch HĐND tỉnh Phạm Văn Hậu; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Minh Hoàng, lãnh đạo các sở, ban, ngành, các huyện, thành phố cùng 250 đại biểu đại diện cho gần 170.000 đồng bào các DTTS trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.