Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Kon Tum: Hơn 50% số hộ DTTS đã thay đổi nếp nghĩ, cách làm

Ngọc Chí - 18:53, 09/08/2023

Hơn 50% số hộ DTTS đã thay đổi nếp nghĩ, cách làm, biết áp dụng khoa học - kỹ thuật vào sản xuất, bỏ dần những hủ tục, tập tục lạc hậu, tự lực vươn lên thoát nghèo. Đó là nội dung được báo cáo tại Hội nghị sơ kết 2,5 năm thực hiện Cuộc vận động "Làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm của đồng bào DTTS, làm cho đồng bào DTTS vươn lên thoát nghèo bền vững" trên địa bàn tỉnh, do Ban Thường vụ Tỉnh ủy Kon Tum tổ chức chiều 9/8.

Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Kon Tum Dương Văn Trang kết luận hội nghị.
Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Kon Tum Dương Văn Trang kết luận Hội nghị

Qua 2,5 năm triển khai thực hiện, dưới sự chỉ đạo quyết liệt của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, sự nỗ lực, cố gắng của các cấp, các ngành và cả hệ thống chính trị, Cuộc vận động “Làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm của đồng bào DTTS, làm cho đồng bào DTTS vươn lên thoát nghèo bền vững” đã từng bước đi vào cuộc sống của đồng bào DTTS, được đông đảo quần chúng Nhân dân đồng tình hưởng ứng, tham gia. 

Hơn 50% số hộ DTTS đã thay đổi nếp nghĩ, cách làm,bỏ dần những hủ tục, tập tục lạc hậu, tự lực vươn lên thoát nghèo, không còn trông chờ, ỷ lại vào sự hỗ trợ của Nhà nước. Gần 50% số hộ biết áp dụng khoa học - kỹ thuật vào sản xuất, lựa chọn cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao, phù hợp với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng của địa phương để phát triển kinh tế hộ gia đình. 

Đến cuối năm 2022, có hơn 41% hộ đồng bào DTTS nghèo và cận nghèo có mức thu nhập cao hơn mức thu nhập trung bình của người DTTS trong tỉnh, có mô hình sản xuất ổn định, nhà ở kiên cố; 6.115 hộ nghèo là đồng bào DTTS đã thoát nghèo (vượt chỉ tiêu đề ra)... Qua đó, góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhiều hộ đồng bào DTTS, giúp đồng bào DTTS vươn lên thoát nghèo, trở thành các hộ khá, giàu; diện mạo nông thôn vùng DTTS ngày càng khởi sắc.

Quang cảnh Hội nghị.
Quang cảnh Hội nghị

Để tiếp tục thực hiện hiệu quả Cuộc vận động, tạo chuyển biến rõ nét hơn nữa trong thời gian tới, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Kon Tum Dương Văn Trang đề nghị các cấp, các ngành, nhất là người đứng đầu cần tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, tiếp tục tuyên truyền, quán triệt và triển khai thực hiện hiệu quả Kết luận số 08, ngày 24/2/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy “về chủ trương triển khai Cuộc vận động Làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm của đồng bào DTTS, làm cho đồng bào DTTS vươn lên thoát nghèo bền vững”, gắn với Chỉ thị số 12, ngày 18-02-2022 của Tỉnh ủy “về tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy các cấp đối với việc xây dựng thôn (làng) nông thôn mới ở vùng đồng bào DTTS”. 

Trọng tâm là phát huy cao nhất vai trò lãnh đạo của cấp ủy; phân công cán bộ, đảng viên, cá nhân tiêu biểu trực tiếp tuyên truyền, vận động, tư vấn, hướng dẫn, hỗ trợ hộ nghèo, hộ cận nghèo DTTS lựa chọn mô hình, cách thức sản xuất, kinh doanh để vươn lên thoát nghèo bền vững với phương châm “đi từng ngõ, gõ từng nhà”, “mưa dầm thấm lâu”, “cầm tay chỉ việc”… nhằm khơi dậy ý chí tự lực vươn lên thoát nghèo của đồng bào DTTS.

Các đại biểu tham dự Hội nghị.
Các đại biểu tham dự Hội nghị

Bí thư Tỉnh ủy Kon Tum cũng đề nghị các cấp, ngành huy động tối đa các nguồn lực để hỗ trợ xây dựng các mô hình thực hiện Cuộc vận động tại các địa phương, đơn vị gắn với chương trình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Vận động, hướng dẫn, tạo điều kiện cho hộ nghèo, hộ cận nghèo DTTS tiếp cận, sử dụng hiệu quả các nguồn vốn vay ưu đãi.

Tổ chức học tập để trao đổi kinh nghiệm triển khai Cuộc vận động giữa các địa phương trong tỉnh và cho các hộ nghèo tiếp xúc, trao đổi, học tập kinh nghiệm lẫn nhau, kết nghĩa giúp đỡ nhau để ngày càng có nhiều mô hình hay trong thực hiện Cuộc vận động; kịp thời biểu dương những tấm gương điển hình, người thật, việc thật để đồng bào DTTS học tập, noi theo./.

Tin cùng chuyên mục
Kiên Giang: Khai giảng nhiều lớp bồi dưỡng tiếng Khmer cho cán bộ, công chức viên chức trên địa bàn

Kiên Giang: Khai giảng nhiều lớp bồi dưỡng tiếng Khmer cho cán bộ, công chức viên chức trên địa bàn

Ngày 07/11, Ban Dân tộc tỉnh Kiên Giang phối hợp với Trường Đại học Trà Vinh đồng loạt khai giảng nhiều khóa bồi dưỡng tiếng Khmer năm 2024, với 160 học viên là cán bộ, công chức, viên chức lãnh đạo cấp phòng và tương đương tham gia. Các khóa học diễn ra tại các địa bàn: huyện Giồng Giềng, TP. Rạch Giá và TP. Hà Tiên.