Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Bác sĩ trẻ tình nguyện về công tác tại vùng khó khăn: Đi để chia sẻ và cống hiến

Thanh Huyền - 10:19, 26/02/2020

Dự án thí điểm đưa bác sĩ trẻ tình nguyện về công tác tại miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn (gọi tắt là Dự án 585) được triển khai từ năm 2013 đã và đang tạo ra bước đột phá của ngành Y tế. Từ đây, ngành Y tế có thể tiến tới bảo đảm đủ số lượng nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao, đáp ứng được nhu cầu chăm sóc sức khỏe của Nhân dân ở địa phương vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn.

Các bác sĩ trẻ tình nguyện nhận chứng chỉ hành nghề
Các bác sĩ trẻ tình nguyện nhận chứng chỉ hành nghề

“Rời phố lên núi”

Là một trong những bác sĩ trẻ thuộc nhóm đầu tiên tình nguyện về huyện nghèo theo Dự án 585, bác sĩ Nguyễn Chiến Quyết (Bệnh viện Đa khoa huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai) quê Hưng Yên đã có rất nhiều cống hiến cho công tác khám, chữa bệnh ở vùng đồng bào DTTS nơi đây. 

Bác sĩ Quyết chia sẻ, ngày mới ra trường cũng đúng vào thời điểm Bộ Y tế triển khai Dự án đưa bác sĩ trẻ tình nguyện về vùng khó khăn. Quyết đã suy nghĩ, trăn trở rất nhiều. Ý tưởng muốn lên vùng cao làm việc trong những năm tháng tuổi trẻ, những năm đầu của sự nghiệp cứ thao thức, hiển hiện trong đầu Quyết. Thế rồi chàng bác sĩ trẻ đã quyết tâm “rời phố lên núi”, gắn bó với mảnh đất vùng cao gian khó của Tổ quốc. 

Từ tháng 7/2017 đến tháng 11/2019, bác sĩ Quyết đã tham gia 900 ca mổ chấn thương, tiêu hóa, sản khoa, trong đó có các ca mổ nặng và nguy hiểm, có những ca đỡ đẻ khó khi trẻ sinh non chưa đủ 1kg. Không chỉ tham gia các lĩnh vực về chuyên môn, bác sĩ Quyết còn chủ động, tích cực tham gia nhiều hoạt động an sinh xã hội vì cộng đồng DTTS, đặc biệt là người Mông; công tác cứu hộ, cứu nạn tai nạn giao thông nghiêm trọng…

Bác sĩ Nguyễn Văn Hiếu, Trung tâm Y tế huyện Mường Nhé (Điện Biên) cũng là một trong những bác sĩ đã tình nguyện về công tác tại địa bàn vùng khó khăn. Với trình độ và sự nhiệt huyết với nghề, bác sĩ Hiếu đã khám, chữa khỏi bệnh cho rất nhiều bà con, đặc biệt là trẻ em ở huyện. Rất nhiều ca bệnh khó đã được chữa trị ngay tại huyện mà không phải chuyển lên tuyến trên. Không những thế, bác sĩ Hiếu còn giúp thay đổi hẳn nhận thức của bà con về tiêm chủng phòng bệnh. 

Bác sĩ trẻ Nguyễn Chiến Quyết khám bệnh cho người dân vùng cao
Bác sĩ trẻ Nguyễn Chiến Quyết khám bệnh cho người dân vùng cao

Đi để cống hiến 

Bác sĩ Hiếu, bác sĩ Quyết chỉ là hai trong số rất nhiều bác sĩ trẻ đã tình nguyện về công tác tại huyện nghèo theo Dự án 585. Họ thực sự là những tấm gương tiêu biểu trong ngành Y tế, tận tụy, tâm huyết với nghề, góp phần tạo cơ hội cho người nghèo, người dân vùng sâu, vùng xa được tiếp cận các dịch vụ y tế chất lượng ngày một tốt hơn, hạn chế chuyển tuyến điều trị không cần thiết, góp phần giảm quá tải bệnh viện tuyến trên; tạo điều kiện để các thầy thuốc trẻ có cơ hội cống hiến sức lực, trí tuệ, góp phần xây dựng và phát triển đất nước.

Dự án 585 đã được Bộ Y tế triển khai thực hiện từ năm 2013 với mục tiêu bảo đảm tính bền vững nguồn nhân lực y tế chất lượng cao. Theo đó, hết năm 2020 cả nước sẽ có 300 - 500 bác sĩ trẻ về công tác tại các địa bàn vùng khó khăn. Để tiếp tục nâng cao chất lượng, trình độ cho đội ngũ bác sĩ, Dự án đã và đang đào tạo chuyên khoa I cho 354 bác sĩ thuộc 11 chuyên ngành, trong đó, có 8 khóa bác sĩ trẻ đã tốt nghiệp. Dự án đã bàn giao 151 bác sĩ cho 51 huyện nghèo thuộc 19 tỉnh miền núi phía Bắc, miền Trung và Tây Nguyên. 

 Qua thực tế triển khai cho thấy, các bác sĩ trẻ đã đáp ứng tốt yêu cầu công việc, có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao, đáp ứng được nhu cầu chăm sóc sức khỏe của Nhân dân ở địa phương còn khó khăn. Hiện nay, nhu cầu bác sĩ tại 62 huyện nghèo là khoảng 598 người thuộc 15 chuyên khoa.

“Với những bạn trẻ mới bắt đầu vào ngành, Hội sẽ hướng các bạn tham gia các hoạt động vì cộng đồng, trải nghiệm và cảm nhận cái tâm của người thầy thuốc, khuyến khích các bạn tham gia tình nguyện, đi để chia sẻ, đi để cống hiến, đi để khẳng định, đi để trưởng thành”, Gs.Ts.Bs. Trần Văn Thuấn, Chủ tịch Hội Thầy thuốc trẻ Việt Nam cho biết. 

Tin cùng chuyên mục
Thách thức nâng cao chất lượng dân số vùng miền Tây Nghệ An: Tăng cường truyền thông về chăm sóc sức khỏe cho người dân (Bài 2)

Thách thức nâng cao chất lượng dân số vùng miền Tây Nghệ An: Tăng cường truyền thông về chăm sóc sức khỏe cho người dân (Bài 2)

Hàng loạt tồn tại, hạn chế đã được chỉ ra, trong đó nổi cộm là địa bàn sinh sống của đồng bào DTTS chủ yếu ở vùng sâu, vùng xa, điều kiện kinh tế khó khăn; trình độ dân trí, hiểu biết pháp luật của một bộ phận người dân còn hạn chế..., đã tạo "đất sống" cho những hủ tục, tập quán lạc hậu tồn tại. Đây chính là những thách thức lớn làm ảnh hưởng đến quá trình nâng cao chất lượng dân số vùng miền Tây xứ Nghệ. Thực tế, đã có nhiều giải pháp khắc phục hạn chế được đưa ra, trong đó là việc tổ chức các hoạt động truyền thông nhằm thay đổi tư duy; đồng thời lồng ghép cung cấp các dịch vụ khám sức khỏe, sàng lọc một số bệnh trong Nhân dân.