Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Bắc Kạn: Tăng cường phòng, chống suy dinh dưỡng cho trẻ em

Vân Khánh - 09:23, 11/12/2021

Để cải thiện tình trạng dinh dưỡng của phụ nữ có thai và trẻ em dưới 2 tuổi trên địa bàn, tỉnh Bắc Kạn vừa ban hành Kế hoạch thực hiện chương trình chăm sóc dinh dưỡng 1.000 ngày đầu đời dành cho bà mẹ, trẻ em giai đoạn 2021 – 2030.

 Bắc Kạn đặt mục tiêu đến năm 2025 giảm tỷ lệ SDD thấp còi ở trẻ em dưới 2 tuổi xuống còn 26,9%. (Trong ảnh: Học sinh điểm trường Khâu Qua, xã Xuân Lạc, huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn)
Bắc Kạn đặt mục tiêu đến năm 2025 giảm tỷ lệ SDD thấp còi ở trẻ em dưới 2 tuổi xuống còn 26,9%. (Trong ảnh: Bữa ăn của học sinh bán trú điểm trường Khâu Qua, xã Xuân Lạc, huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn)

Từ năm 2019, thực hiện Chương trình hành động quốc gia “Không còn nạn đói” đến năm 2025, tỉnh Bắc Kạn đã lồng ghép vốn, triển khai các mô hình sản xuất nông nghiệp bảo đảm dinh dưỡng ở những địa phương có tỷ lệ (SDD) cao. Mục tiêu của tỉnh là đến năm 2025, giảm tỷ lệ SDD thể thấp còi ở trẻ em dưới 2 tuổi xuống dưới 25%; giảm tỷ lệ SDD gầy còm ở trẻ em dưới 2 tuổi xuống dưới 5%... Tuy nhiên, dù rất nỗ lực nhưng hiện tỷ lệ trẻ em dưới 2 tuổi bị SDD, nhất là SDD thể thấp còi, trên địa bàn tỉnh vẫn chiếm tỷ lệ trên 28%.

Để đạt mục tiêu của Chương trình hành động quốc gia “Không còn nạn đói” đến năm 2025, ngày 17/11/2021, UBND tỉnh Bắc Kạn đã ban hành Quyết định số 2210/QĐ-UBND phê duyệt Kế hoạch thực hiện Chương trình chăm sóc dinh dưỡng 1.000 ngày đầu đời nhằm phòng, chống suy dinh dưỡng bà mẹ, trẻ em, nâng cao tầm vóc người Việt Nam trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn, giai đoạn 2021 – 2030. 

Theo kế hoạch, tỉnh Bắc Kạn phấn đấu, giảm tỷ lệ trẻ dưới 2 tuổi bị SDD thể thấp còi xuống còn 26,9% (vẫn cao hơn hơn mục tiêu của Chương trình không còn nạn đói), đến năm 2030 giảm xuống còn 26,4%.

Một trong những giải pháp để thực hiện là, vận động nguồn lực hỗ trợ cho chăm sóc dinh dưỡng trong 1.000 ngày đầu đời tại địa phương; tập huấn, cập nhật kiến thức cho cán bộ y tế làm công tác chăm sóc sức khỏe sinh sản, chuyên trách dinh dưỡng, y tế thôn bản về chăm sóc dinh dưỡng 1.000 ngày đầu đời, về kỹ năng tư vấn… Đồng thời, tập huấn cho đội ngũ cán bộ làm công tác thông tin, giáo dục, truyền thông để nâng cao năng lực tuyên truyền, phổ biến về chăm sóc dinh dưỡng trong 1.000 ngày đầu đời.

Trước đó, ngày 5/5/2021, UBND tỉnh Bắc Kạn cũng đã có Quyết định số 592/QĐ/UBND phê duyệt Kế hoạch thực hiện Chương trình hành động vì trẻ em tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2021 - 2030. Mục tiêu chung của Kế hoạch là, bảo đảm thực hiện các quyền trẻ em, phát triển toàn diện trẻ em nhằm đáp ứng yêu cầu xây dựng nguồn nhân lực có chất lượng cho phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế; tạo lập môi trường sống an toàn, lành mạnh và thân thiện, góp phần hoàn thành các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an sinh xã hội của tỉnh giai đoạn 2021 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 và Chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn.


Tin cùng chuyên mục
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Sáng 9/11, tại Tp. Pleiku, tỉnh Gia Lai, Ủy ban Dân tộc phối hợp với các ban, bộ, ngành Trung ương và các địa phương tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I từ năm 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) khu vực miền Trung - Tây Nguyên và đề xuất nội dung Chương trình MTQG 1719 giai đoạn II từ năm 2026 - 2030.