Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Chương trình MTQG phát triển Kinh tế - Xã hội
vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi
giai đoạn 2021-2030

Đẩy mạnh tuyên truyền vận động Công tác dân tộc, chính sách dân tộc

Bà Rịa - Vũng Tàu: Tiếp tục rà soát và triển khai thực hiện Tiêu chí số 4 về điện trong chương trình xây NTM

Uyển Nhi - 09:05, 06/11/2023

Chương trình điện khí hóa nông thôn đã và đang được tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu triển khai thực hiện và đây cũng là Tiêu chí số 4 trong xây dựng nông thôn mới. Đến nay, 47/47 xã đạt tiêu chí về điện nông thôn mới. Tỷ lệ hộ sử dụng điện trên địa bàn tỉnh trong những năm gần đây luôn đạt trên 99,9%.

Nhân viên điện lực lắp đèn chiếu sáng đường nông thôn tại huyện Xuyên Mộc.
Nhân viên điện lực lắp đèn chiếu sáng đường nông thôn tại huyện Xuyên Mộc.

Thời gian qua, đầu tư lưới điện nông thôn là một trong những chủ trương mà ngành điện tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu rất quan tâm. Chương trình điện khí hóa nông thôn được tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu triển khai thực hiện và đây cũng là Tiêu chí số 4 trong xây dựng nông thôn mới. Đến nay, 47/47 xã đạt tiêu chí về điện nông thôn mới. Tỷ lệ hộ sử dụng điện trên địa bàn tỉnh trong những năm gần đây luôn đạt trên 99,9%. Năm 2023, dự kiến công ty sẽ đầu tư nguồn vốn 730 tỷ đồng nâng cấp hạ tầng lưới điện, đảm bảo các tiêu chí điện nông thôn của tỉnh hoàn thành kịp tiến độ.

Công ty Điện lực Bà Rịa - Vũng Tàu cho biết, từ năm 2022 đến nay, công ty đã hoàn thành 15 công trình, với hơn 85,4km đường dây điện trung thế, 112,5km đường dây điện hạ thế và 4,1 MVA trạm biến áp phân phối, trị giá hơn 170 tỷ đồng, góp phần đáp ứng nhu cầu phụ tải, nâng cao tỷ lệ hộ dân sử dụng điện ở khu vực nông thôn.

Tại huyện Châu Đức và huyện Đất Đỏ (tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu), cách đây hơn 10 năm, hầu hết hộ dân đều chưa được sử dụng điện, mọi sinh hoạt đều khó khăn. Đến nay, 99,9% hộ dân 2 huyện này đã được sử dụng điện lưới, 100% xã nông thôn mới đạt Tiêu chí số 4 về điện trong Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới. 

Kiểm tra bảo trì đường dây định kỳ tại huyện Côn Đảo.
Kiểm tra bảo trì đường dây định kỳ tại huyện Côn Đảo.

Từ khi có điện, người dân được thụ hưởng những tiện ích hiện đại hơn. Điện không chỉ để thắp sáng, người dân nông thôn còn phục vụ trồng trọt, chăn nuôi, từ đó, nâng cao chất lượng cuộc sống, phát triển kinh tế bền vững.

Ngoài những công trình điện nông thôn đã được đầu tư, ngành điện cũng dành kinh phí để tiếp tục triển khai các dự án điện tại các vùng lõm ở khu vực nông thôn, vùng sâu vùng xa; tiếp tục đưa điện đến các xã, thôn và hộ dân chưa có điện, cùng với đó sẽ tiếp tục nâng cao năng lực cung cấp và đảm bảo chất lượng điện phục vụ chuyển đổi, phát triển các mô hình mới trong sản xuất nông nghiệp.

Đến nay, tình hình cung cấp điện hàng năm ở Bà Rịa - Vũng Tàu được bảo đảm ổn định, cung ứng đủ cho mục tiêu phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn tỉnh, không xảy ra tình trạng quá tải, thiếu điện. Đến nay, trên địa bàn tỉnh cũng không còn trường hợp hộ dân nông thôn phải mua điện qua trung gian các tổ điện xã nên người dân được hưởng giá điện như khu vực thành phố, theo khung giá quy định của Chính phủ.

Thời gian tới, Sở Công Thương Bà Rịa - Vũng Tàu tiếp tục rà soát và tiếp tục triển khai thực hiện Tiêu chí số 4 về điện trong chương trình xây dựng nông thôn mới trong giai đoạn tiếp theo, nhất là các địa phương đang thực hiện xây dựng nông thôn mới nâng cao.

Việc ưu tiên chú trọng hạ tầng cấp điện nông thôn đã góp phần hoàn thành sớm mục tiêu giảm nghèo, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người dân nông thôn giúp người dân từng bước ổn định cuộc sống.

Tin cùng chuyên mục
Góp ý dự thảo “Cơ chế chính sách đặc thù nhằm tạo sinh kế, việc làm bền vững, sắp xếp ổn định dân cư vững chắc cho đồng bào DTTS vùng biên giới”

Góp ý dự thảo “Cơ chế chính sách đặc thù nhằm tạo sinh kế, việc làm bền vững, sắp xếp ổn định dân cư vững chắc cho đồng bào DTTS vùng biên giới”

Ngày 28/12, tại Tp. Kon Tum (Kon Tum), Ủy Ban Dân tộc tổ chức Hội thảo góp ý dự thảo “Cơ chế chính sách đặc thù nhằm tạo sinh kế, việc làm bền vững, sắp xếp ổn định dân cư vững chắc cho đồng bào DTTS vùng biên giới”. Ông Đào Xuân Quy - Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách Dân tộc (Ủy Ban Dân tộc) và ông Đinh Quốc Tuấn - Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Kon Tum đồng chủ trì Hội thảo. Tham dự Hội thảo có lãnh đạo các sở, ban, ngành của 5 tỉnh Tây Nguyên.