Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Bà Rịa - Vùng Tàu: Tập trung nguồn lực để giảm nghèo bền vững

Vân Khánh - 09:15, 05/11/2024

Theo báo cáo của Ủy ban nhân dân tỉnh Bà Rịa - Vùng Tàu, giai đoạn 2021-2025, tổng nguồn vốn dự kiến để triển khai đã thực hiện các chính sách thuộc Chương trình mục tiêu giảm nghèo bền vững là 1.157,751 tỷ đồng, đồng thời mở rộng các chính sách và mức thụ hưởng chính sách giảm nghèo. Từ năm 2021 đến nay, tổng nguồn vốn thực hiện Chương trình mục tiêu giảm nghèo bền vững là 957,834 tỷ đồng, đạt 82,7% nguồn vốn dự kiến thực hiện, giai đoạn 2021-2025.

Bà Nguyễn Vân Anh, Phó Giám đốc Sở Lao động Thương binh và Xã hội tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu phối hợp với đại diện lãnh đạo Quỹ Vinfast trao quà Tết cho các hộ nghèo tại huyện Đất Đỏ
Bà Nguyễn Vân Anh, Phó Giám đốc Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu phối hợp với đại diện lãnh đạo Quỹ Vinfast trao quà Tết cho các hộ nghèo tại huyện Đất Đỏ

Tính đến tháng 9/2024, chính sách hỗ trợ tín dụng cho hộ nghèo là 3.372 hộ vay với số tiền là 136,358 tỷ đồng; cấp 107.664 thẻ bao hiểm y tế cho người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo và hộ mới thoát nghèo với dự kiến kinh phí thực hiện là 77,438 tỷ đồng; đã thực hiện miễn giảm học phí và hỗ trợ chi phí học tập cho 13.054 học sinh (gồm học sinh con hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ thoát nghèo trong vòng 3 năm) với số tiền 9,572 tỷ đồng; xây dựng được 523 căn nhà Đại đoàn kết, với số tiền trên 38,813 tỷ đồng và sửa chữa 386 căn nhà, trị giá 9,525 tỷ đồng; hỗ trợ tiền điện cho 14.413 lượt hộ nghèo với số tiền 9,374 tỷ đồng; trợ cấp Tết cho 27.198 lượt hộ nghèo với số tiền 9,374 tỷ đồng.

Chỉ tính riêng trong năm 2024, số hộ nghèo có nhu cầu về nhà ở là 222 hộ, trong đó: Hộ nghèo đủ điều kiện xây nhà mới Đại đoàn kết là 27 hộ; hộ nghèo có nhu cầu sửa nhà Đại đoàn kết là 52 hộ; hộ nghèo có nhu cầu về nhà ở nhưng không đủ điều kiện là 143 hộ (gồm 28 hộ có đất nông nghiệp, đất trong quy hoạch; 44 hộ đang ở nhà trọ; 44 hộ đang ở nhờ người thân; 07 hộ đất không có giấy tờ hoặc giấy tờ viết tay; 20 hộ trên đất công).

Đại diện Hội Nông dân tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu trao bò từ Dự án nhân rộng mô hình giảm nghèo cho hộ Nguyễn Thị Giang, xã Đá Bạc, huyện Châu Đức
Đại diện Hội Nông dân tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu trao bò từ Dự án nhân rộng mô hình giảm nghèo cho hộ Nguyễn Thị Giang, xã Đá Bạc, huyện Châu Đức

Mục tiêu của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu sẽ tiếp tục đẩy mạnh phong trào thi đua “Vì người nghèo - không để ai bị bỏ lại phía sau”. Tỉnh huy động, lồng ghép nhiều nguồn lực, để thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững; coi trọng phong trào thi đua là một nhiệm trọng tâm, thường xuyên của các cấp, ngành.

Từ đó, các cấp ủy đảng của tỉnh Bà Rịa – Vùng Tàu đã triển khai thực hiện nhiều chính sách hỗ trợ vượt trội, cho vay tín dụng ưu đãi, nhận rộng các mô hình sản xuất, hỗ trợ về y tế, giáo dục, nhà ở, đào tạo nghề, tạo việc làm, chú trọng tới việc tạo sinh kế cho hộ nghèo, cận nghèo có điều kiện vươn lên thoát nghèo và từng bước tạo dựng cuộc sống ấm no, ổn định kinh tế, tránh tình trạng tái nghèo. Đặc biệt các cấp chính quyền, ngành chức năng luôn xác định vai trò của đội ngũ cán bộ làm công tác giảm nghèo rất quan trọng, hàng năm, tổ chức nhiều lớp đào tạo, tập huấn, nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ, giúp họ đáp ứng tốt hơn các yêu cầu và thách thức trong công tác giảm nghèo. Qua đó, bảo đảm các chương trình hỗ trợ được triển khai đúng và bền vững, giúp người dân có cơ hội tiếp cận, từng bước thoát nghèo… phát huy vai trò quan trọng trong thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo đề ra./.

Tin cùng chuyên mục
Tăng cường nâng cao năng lực cho người dân vùng DTTS và miền núi Nghệ An

Tăng cường nâng cao năng lực cho người dân vùng DTTS và miền núi Nghệ An

Nhằm thúc đẩy đồng bào các DTTS phát triển toàn diện trên các lĩnh vực đời sống, kinh tế, xã hội, trong nhiều năm qua, việc nâng cao kiến thức, trình độ, năng lực… cho người dân vùng đồng bào DTTS và miền núi Nghệ An được các cấp, các ngành trong tỉnh rất quan tâm. Đặc biệt, từ khi triển khai Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn I: từ năm 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719) nội dung này càng được thực hiện bài bản, quyết liệt hơn nhờ nguồn lực đầu tư, hỗ trợ của Chương trình.